Nội dung câu hỏi:
Người lao động công ty tôi do tai nạn lao động mà bị gãy xương đòn thì không biết bị suy giảm bao nhiêu % khả năng lao động thế ạ? Người lao động này đang sinh sống và đóng bảo hiểm ở Hà Nội thì việc giám định cũng được thực hiện luôn ở Hà Nội thôi đúng không ạ? Nếu đúng thì cho tôi xin địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội mới nhất hiện nay với ạ! Và cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục những gì khi đi giám định mong các bạn hỗ trợ luôn! Tôi cám ơn nhiều!
- Người lao động có phải tự chi trả chi phí giám định?
- Trách nhiệm bồi thường khi bị tai nạn lao động của doanh nghiệp
Luật sư tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động ở đâu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định”.
Như vậy, trường hợp giám định y khoa do tai nạn lao động lần đầu được thực hiện tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh sẽ giám định cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
Bạn cho biết người lao động công ty bạn bị tai nạn lao động; đang sinh sống và đóng bảo hiểm tại Hà Nội. Do đó, người này sẽ thực hiện giám định tại Hội đồng giám định y khoa của Hà Nội.
Địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội mới nhất
Công văn 2840/BHXH-TNQLHS của Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội ngày 28 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn về vấn đề giải quyết nghiệp vụ giới thiệu đi giám định y khoa như sau:
Giới thiệu đi giám định y khoa tại 03 địa chỉ:
– Địa chỉ số 86 Thợ Nhuộm, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm nhận hồ sơ giám định y khoa của đối tượng cư trú tại các quận; huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Thanh Trì, Từ Liêm, Mê Linh.
– Địa chỉ số 2 Bế Văn Đàn, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông nhận hồ sơ giám định y khoa của đối tượng cư trú tại các quận; huyện, thị xã: Hà Đông, Sơn Tây, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ.
– Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa chỉ nhận hồ sơ giám định y khoa của người lao động, thân nhân người lao động làm việc tại các đơn vị do Bộ Giao thông vận tải quản lý
Thủ tục – Hồ sơ cần thiết để giám định y khoa do Tai nạn lao động
Căn cứ tại Phần II Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023 về công bố thủ tục hành chính trong Giám định y khoa hướng dẫn về thủ tục Khám giám định lần đầu do bị Tai nạn lao động như sau:
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa (căn cứ khoản 1, Điều 11 Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Hồ sơ gồm có:
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;.
4. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
5. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện
Cơ quan giải quyết: Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh
Lệ phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư số 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).
Thời hạn giải quyết: 60 ngày
Gãy xương đòn bị suy giảm bao nhiêu phần trăm khả năng lao động?
Căn cứ Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hướng dẫn:
“8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ – Xương – Khớp
5. Xương đòn và xương bả vai |
|
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong) |
|
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng |
6 – 10 |
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác |
16 – 20 |
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn |
16 – 20 |
31.7. Gẫy xương đòn và xương bả vai |
|
31.7.1. Gẫy xương đòn |
|
31.7.1.1. Can liền tốt, không di chứng |
6 – 10 |
31.7.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác |
16 – 20 |
Như vậy, tùy từng trường hợp mà mức suy giảm khả năng lao động do gãy xương đòn được xác định như sau:
- Can liền tốt, không di chứng: 6 – 10%;
- Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác: 16 – 20%.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến chế độ tai nạn lao động 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người bị tai nạn lao động
- NLĐ có được hưởng quyền lợi BHYT khi nghỉ ốm đau dài ngày?
- Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hàng tháng
- Chồng có được hưởng chế độ thai sản khi vợ chết sau sinh 01 tháng?
- Thời gian nghỉ sẩy thai có phải theo chỉ định của bác sỹ không?
- Đang nghỉ việc chờ đủ tuổi thì có được giám định để về hưu luôn không?