Điểm khác biệt về tiền lương đóng BHXH theo Luật mới và luật cũ
Anh, chị cho em hỏi: Tiền lương đóng BHXH có gì khác với tiền lương đóng bảo hiểm trước đây? Em xin cảm ơn!
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Các khoản phụ cấp nào được tính để đóng bảo hiểm xã hội?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin giải đap như sau:
Căn cứ theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 1/1/2016 thì tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội không có sự thay đổi, tiếp tục duy trì mức tỷ lệ là 18:8, trong đó, người sử dụng lao động đóng 18%, người lao động đóng 8%. Tuy nhiên, sau đó, khi Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 đã tách quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quỹ bảo hiểm xã hội ra một quỹ chung; do đó, mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động giảm xuống còn 17%.
Về tiền lương đóng BHXH giữa Luật mới và Luật cũ
Vấn đề này có sự điều chỉnh trong quy định của Luật bảo hiểm xã hội mới. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung”
Trong khi, Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2016 quy định về vấn đề này như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.”
Như vậy:
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương đóng BHXH không có sự thay đổi giữa Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và Luật bảo hiểm xã hội 2014 mới. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì có sự điều chỉnh khác nhau.
+) Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, tiền lương làm cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động kí kết giữa các bên, không bao hàm các khoản phụ cấp .
+) Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 điều chỉnh tiền lương đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động; kể từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được mở rộng hơn bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tại bài viết:
Các khoản bổ sung khác làm căn cứ đóng BHXH là gì?
Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời hạn đề nghị để được giải quyết chế độ ốm đau là bao lâu?
- Tính bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động như thế nào?
- Hồ sơ nghỉ hưu cho người lao động trong đơn vị theo quy định mới 2021
- Lao động nữ nghỉ 5 ngày khám thai có được BHXH trả tiền không?
- Thời gian cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ hưởng chế độ ốm đau