19006172

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc? Lao động bên tôi trước đây ký hợp đồng với công việc nhân viên pháp chế, mức lương 7 triệu/ tháng. Nay do nhu cầu công ty muốn người này làm thêm mảng nhân sự và tăng thêm 2 triệu tiền lương. Người này đồng ý thì chúng tôi ký lại hợp đồng là được có đúng không? Nếu vậy thì có phải điều chỉnh lại mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc không? Nếu không điều chỉnh thì có sao không ạ? Người này đang mang thai được 2 tháng thì sau này sẽ hưởng chế độ theo mức lương nào? Xin cám ơn!



Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề sửa đổi hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.“.

Bạn cho biết lao động công ty bạn trước đây ký hợp đồng với công việc nhân viên pháp chế, mức lương 7 triệu/ tháng. Nay do nhu cầu công ty muốn người này làm thêm mảng nhân sự và tăng thêm 2 triệu tiền lương. Trong trường hợp người này đồng ý thì 2 bên có thể ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Thứ hai, về vấn đề điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc mới

Căn cứ Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu

2.1. Đơn vị

a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó”.

Theo đó, đơn vị có trách nhiệm lập, nộp hồ sơ và trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy định pháp luật.  Vì thế, khi người lao động làm công việc khác và có sự thay đổi về mức lương thì đơn vị bạn cần điều chỉnh tăng cho phù hợp.

Thứ ba, về vấn đề không điều chỉnh mức đóng bảo hiểm cho người lao động

Nếu người lao động được tăng lương mà bạn không báo tăng mức đóng thì công ty bạn đã đóng bảo hiểm không đúng mức quy định.

Khi đó, theo quy định tại Khoản 4 Khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP công ty bạn bị áp dụng mức phạt như sau:

– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức; tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân;

– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng;

Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

dieu-chinh-muc-dong-bao-hiem-khi-nguoi-lao-dong-chuyen-viec

Thứ tư, về mức hưởng thai sản cho người lao động khi được tăng lương

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

Theo đó, mức hưởng thai sản sẽ phụ thuộc vào mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu lao động đóng cao thì mức hưởng thai sản cũng sẽ cao.

Nếu còn vướng mắc về Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm khi người lao động chuyển việc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Cách tăng mức đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

luatannam