Điều kiện của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Chào tổng đài tư vấn, tôi đã có 2 con nhưng vợ chồng em gái tôi lại bị vô sinh nên tôi muốn mang thai hộ cho em gái. Vậy tôi phải đáp ứng được những điều kiện của người mang thai hộ như thế nào?
- Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
- Chế độ thai sản cho lao động nam khi nhận nuôi con nuôi
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Điều kiện của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì:
“3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.”
Theo đó, để mang thai hộ thì bạn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
+) Thứ nhất, là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về giải thích từ ngữ có quy định như sau: “19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.” Trường hợp của bạn, bạn muốn mang thai hộ cho em gái ruột nên bạn đã đáp ứng yêu cầu về người thân thích (có họ trong phạm vi 3 đời);
+) Thứ hai, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp của bạn, bạn đã có con nên bạn đã đáp ứng được yêu cầu đã từng sinh con; tuy nhiên cần lưu ý: Mỗi người chỉ được mang thai hộ một lần;
+) Thứ ba, bạn phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Luật không có quy định cụ thể về độ tuổi phù hợp nên bạn có thể tới cơ sở y tế có thẩm quyền để xin giấy xác nhận theo mẫu. Trường hợp có kết luận tình trạng của bạn có thể đủ điều kiện để mang thai hộ thì bạn mới có thể mang thai hộ;
+) Thứ tư, trường hợp người phụ nữ mang mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Luật chưa có quy định cụ thể về mẫu văn bản nên bạn có thể làm văn bản viết tay về vấn đề này và được chồng ký xác nhận có chứng thực của UBND cấp xã.
+) Thứ năm, đã được tư vấn về tâm lý, pháp lý. Luật cũng không có quy định cụ thể về hình thức tư vấn tâm lý, pháp lý; tuy nhiên, thực tế cho thấy khi bạn được tư vấn tâm lý, pháp lý thì phải được đơn vị tư vấn xác nhận bằng văn bản.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy để có thể mang thai hộ cho em gái thì bạn phải đáp ứng được đồng thời cả 5 điều kiện nêu trên. Trước đây, Luật hôn nhân gia đình cũ chưa quy định về trường hợp mang thai hộ nhưng sang Luật hôn nhân gia đình 2014, Luật đã quy định trường hợp được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng các điều kiện của người mang thai hộ còn khá dườm dà và buộc phải đáp ứng đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì bạn mới có thể được mang thai hộ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: Điều kiện của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ sinh con
Chế độ thai sản của lao động nữ nhờ mang thai hộ
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về vấn đề: Điều kiện của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bạn vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Đang nhận lương hưu mà ra nước ngoài định cư thì mức hưởng tính thế nào?
- Điều kiện và thời hạn nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản
- Chi phí điều tra TNLĐ đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
- Thẻ BHYT bị rách góc có được sử dụng khi đi KCB không?
- Nơi khám chữa bệnh ban đầu là viện trung ương thì có khám được ở viện khác?