Điều kiện để được hỗ trợ học nghề quy định thế nào?
Điều kiện để được hỗ trợ học nghề quy định thế nào? Em đóng được 10 tháng bảo hiểm thì nghỉ việc nên không nhận được trợ cấp thất nghiệp, nhưng nếu em xin đi học nghề thì vẫn được đúng không ạ? Nếu được thì em cần chuẩn bị hồ sơ gì? Em được hỗ trợ bao nhiêu tiền và thời gian đi học của em là bao lâu? Em cám ơn!
- Thời gian học nghề có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Ngày trả quyết định hưởng hỗ trợ học nghề không đến nhận thì sẽ thế nào?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Điều kiện để được hỗ trợ học nghề của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện để được hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật việc làm năm 2013 về điều kiện được hỗ trợ học nghề:
“Điều 55. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, để được hỗ trợ học nghề thì bạn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng, đã chấm dứt hợp đồng; đã nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt học đồng và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ thì được hỗ trợ học nghề.
Thứ hai, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề:
“12. Sửa đổi, bổ sung Điều 24:
“Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này;
d) Sổ bảo hiểm xã hội.“
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ_CP như sau:
“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Theo đó, để được hỗ trợ học nghề thì bạn phải nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
– Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, mức hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 77/2014/QĐ-TTg về mức hỗ trợ học nghề:
“Điều 3. Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.”
Vậy, mức hỗ trợ học nghề bạn được nhận là tối đa 1.000.000 đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Thứ tư, thời gian hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật việc làm năm 2013 về thời gian hỗ trợ học nghề:
“Điều 56. Thời gian, mức hỗ trợ học nghề
1. Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.”
Theo quy định trên thì thời gian hỗ trợ học nghề được tính theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng. Vì vậy, thời gian bạn được hỗ trợ học nghề dựa theo thực tế nghề mà bạn theo học, nhưng phải đáp ứng điều kiện về thời gian học nghề tối đa là 06 tháng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về điều kiện để được hỗ trợ học nghề quy định thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến Điều kiện để được hỗ trợ học nghề, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Hỗ trợ đối với khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng
- Đề nghị trợ cấp thất nghiệp của người lao động
- Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi khi bị mất?
- Dùng tiếp BHYT tự nguyện khi làm công ty có được không?
- Những thông tin về tai nạn lao động mà doanh nghiệp phải công bố định kỳ
- HOT HOT: HỖ TRỢ LÊN ĐẾN 3 TRIỆU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG THUÊ TRỌ