Điều kiện để được về hưu theo diện tinh giản biên chế của giáo viên
Tôi là nữ là giáo viên làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0.7. Nếu tôi muốn về hưu theo diện tinh giản biên chế của giáo viên thì phải bao nhiêu tuổi và được nhận những quyền lợi gì?
- Tuổi nghỉ hưu 2019 có gì khác?
- Mức trợ cấp khi nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế?
- Về hưu trước tuổi thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng quyền lợi gì?
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng được thực hiện chính sách tinh giản biên chế thì đối với giáo viên là viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập mà do sắp xếp dôi dư sẽ được về theo diện tinh giản biên chế. Cụ thể:
Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về điều kiện và các quyền lợi được hưởng khi về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế như sau:
“Điều 5. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị địnhsố 135/2020/NĐ-CP;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định trên nếu bạn là nữ làm việc ở nơi có trợ cấp khu vực 0.7 mà muốn về hưu theo diện tinh giản biên chế của giáo viên thì về độ tuổi nghỉ và mức hưởng như sau:
– Đủ 46 tuổi đến đủ 49 tuổi đối với nữ có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên trong đó có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng:
+) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được nhận lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
+) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội;
+) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách tính lương hưu cho người lao động theo luật mới
Thời điểm được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
Nếu còn vướng mắc về tinh giản biên chế của giáo viên; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bảo hiểm xã hội một lần cho quân nhân xuất ngũ chưa đủ điều kiện lương hưu
- Nghỉ dưỡng sức sau khi thai bị chết lưu có tính thứ 7 và chủ nhật?
- BHYT có hỗ trợ phí cấp cứu cho những người tham gia bảo hiểm không?
- Đóng BHXH trên 30 năm thì mức hưởng lương hưu tính như thế nào?
- Chi phí chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở được hoàn trả không?