Điều kiện được cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên
Điều kiện được cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên. Thưa Tổng đài Tư vấn. Mẹ tôi năm nay đã 76 tuổi có BHYT, vừa qua bị tai nạn ở Bảo Lộc từ tháng 4/2019, như sau:
Gãy xương chân (3 đoạn): đang bó nẹp chờ xử lý; Gãy xương sườn trái (7 cái): đã ổn, tốt; Dập Phổi và Lá Lách: đã điều trị ổn, tốt tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau thời gian nghỉ dưỡng và bồi dưỡng đến nay sức khỏe đã bình phục tốt, nay tôi muốn chuyển mẹ tôi xuống bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình để làm chân có giấy chuyển viện từ bệnh viện đa khoa Bảo Lộc có được không? Trường hợp này có được hưởng BHYT không? Rất mong Tổng đài tư vấn cho chúng tôi. Cám ơn Tổng đài!
- Quy định pháp luật về đi khám chữa bệnh khi có giấy chuyển tuyến
- Quy định về xin giấy chuyển tuyến khi đi khám, chữa bệnh
- Có cần giấy chuyển tuyến khi đã có giấy hẹn khám lại?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4)”.
Như vậy, bạn muốn chuyển mẹ xuống bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình để làm chân có giấy chuyển viện từ bệnh viện đa khoa Bảo Lộc nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BHYT nêu trên. Về mức hưởng bảo hiểm y tế có 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp KCB đúng tuyến: Khi đáp ứng các điều kiện trên và được cấp giấy chuyển viện (có tích vào mục “Đủ điều kiện chuyển tuyến”) mẹ bạn sẽ được coi là khám, chữa bệnh đúng tuyến. Lúc này mẹ bạn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Trường hợp KCB trái tuyến: Không đáp ứng điều kiện trên mà mẹ bạn tự đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thì bị coi là khám, chữa bệnh. Nếu điều trị ngoại trú gia đình bạn sẽ phải tự chi trả 100% chi phí. Trường hợp nội trú thì chỉ được hưởng BHYT với mức thấp.
Trên đây là bài viết tư vấn về Điều kiện được cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên. Ngoài ra, để hiểu thêm về bảo hiểm y tế, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào?
Bệnh phát hiện ngoài Giấy chuyển tuyến có được xác định đúng tuyến?
Nếu còn vướng mắc về Điều kiện được cấp giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ cộng nối thời gian công tác trong quân ngũ vào sổ BHXH
- Kê khai mẫu TK1-TS cho lao động chưa được cấp sổ BHXH theo quy định mới
- Bảo hiểm thất nghiệp có tính tiền trượt giá không?
- Đóng BHXH mấy tháng trước khi sinh thì sẽ bị thanh tra hồ sơ thai sản
- Thời hạn cấp đổi thẻ BHYT khi bị sai thông tin năm 2021