Điều kiện về độ tuổi để được tham gia BHXH tự nguyện
Tổng đài tư vấn cho tôi hỏi: Năm nay mẹ tôi đã 55 tuổi, đã hết tuổi lao động rồi thì có còn tham gia BHXH tự nguyện được nữa hay không? Vì mẹ em trước nay chưa tham gia ở đâu cả. Nếu tham gia thì có thể liên hệ với nơi tạm trú được không vậy?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi để được tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định như sau:
“4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;….”
Như vậy, theo quy định trên, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:
- Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Về độ tuổi: Từ đủ 15 tuổi trở lên
Thứ hai, có được đóng BHXH tự nguyện ở nơi tạm trú không?
Căn cứ quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; …….
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.”
Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”
Như vậy, theo quy định trên, có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại nơi bạn thường trú hoặc nơi bạn có sổ tạm trú. Do đó, mẹ bạn có thể đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi mẹ bạn có sổ tạm trú.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
- Đóng BH được hơn 1 năm thì được hưởng mấy tháng trợ cấp thất nghiệp
- Đi làm ở công ty mới 2 tháng có đủ điều kiện hưởng thai sản không?
- Giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến khi bị bệnh ung thư dạ dày
- Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp năm 2021
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng có được cộng dồn?