Điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm
Công ty tôi có người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm và bị gãy một chân, đang nằm viện điều trị. Vậy công ty tôi cần tiến hành điều tra lao động để lập biên bản điều tra lao động không? Tôi xin cảm ơn!
- Các trường hợp cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
- Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm được hưởng chế độ gì?
- Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn lao động thuộc về ai?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về việc điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Về vấn đề Điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm cần căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác”.
Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động:
“Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động
Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.”
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp nhân viên của công ty bạn trên đường đi làm không may xảy ra tai nạn giao thông và đang nằm viện điều trị thì công ty bạn vẫn có trách nhiệm lập biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở. Đoàn điều tra tai nạn lao động phải tiến hành xác minh và lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ với một trong các văn bản nêu trên. Quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn giao thông
Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc về Điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; và giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện để được nhận chế độ thai sản khi sinh con
- Hướng dẫn mua BHYT hộ gia đình trong thời gian cách ly xã hội
- Bảo lưu trợ cấp thất nghiệp khi đi nghĩa vụ quân sự cho người lao động
- Bệnh tái phát thì có thể yêu cầu bệnh viện cấp giấy chuyển tuyến không?
- Bằng cách nào có thể biết thẻ Bảo hiểm y tế còn hay hết hạn?