Độ tuổi nghỉ hưu sớm nhất khi bị suy giảm khả năng lao động
Xin chuyên gia tư vấn:Tôi năm nay 42 tuổi, có thời gian làm việc ở cơ quan nhà nước đóng BHXH bắt buộc 13 năm, sau đó tôi bị tai nạn ngoài giờ lao động nên nghỉ việc (nay bị hạn chế vận động, không tự làm ăn được). Khi nghỉ việc tôi tham gia BHXH tự nguyện đã được 5 năm, tổng thời gian đã đóng BHXH là 18 năm.
Tôi muốn hỏi: Tôi cứ đóng BHXH đến đủ 20 năm và chờ đến 51 tuổi để hưởng chế độ hưu trí có được không và được bao nhiêu %. Thời gian (số tuổi) về hưu của tôi sớm nhất là bao nhiêu, tôi bệnh tật như vậy có được về sớm hơn hay không ?
Tư vấn giúp tôi phương án: thời gian nghỉ hưu sớm nhất. Thời gian đóng BHXH ít nhất theo luật BHXH mới.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Thời điểm hưởng lương hưu cho người lao động
- Nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động theo Luật mới
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện về nghỉ hưu được căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
……..”
Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành”.
Đồng thời, chế độ hưu trí đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 như sau:
“1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này
………………………………………
5. Người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì:
a) Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định này;
b) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.”
Theo quy định trên, người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên và đáp ứng điều kiện về tuổi cũng như mức độ suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo thông tin bạn đưa ra, bạn mới tham gia BHXH bắt buộc được 13 năm. Như vậy, bạn không đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi.
Do bạn không nói rõ bạn là nam hay nữ nên có các trường hợp sau xảy ra:
+ Trường hợp bạn là nữ: Bạn được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: bạn tham gia BHXH được từ 20 năm trở lên và bạn đủ 55 tuổi.
+ Trường hợp bạn là nam: Bạn được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau: bạn đủ 60 tuổi và đã tham gia BHXH từ 20 năm trở lên.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về độ tuổi nghỉ hưu sớm nhất; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người bị tạm giam?
- Tiền thai sản lao động nữ sinh con được hưởng khi trở lại làm việc
- Cách xác định thời gian đóng BHTN để hưởng TCTN
- Mức hưởng lương hưu cho người làm công việc đặc biệt độc hại
- Người được nhận trợ cấp tuất hàng tháng sẽ được nhận trợ cấp đến lúc nào?