Doanh nghiệp có được giữ 2% tiền đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội mới
Doanh nghiệp có được giữ 2% tiền đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội mới? Tôi đang làm kế toán cho một doanh nghiệp. Tôi có một thắc mắc nhỏ mong anh, chị tư vấn giúp tôi. Từ năm 2021 trở đi, khi doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm có phải giữ lại 2% tiền bảo hiểm để chi trả kịp thời chế độ ốm đau thai sản như những năm trước nữa không? Tôi xin cảm ơn.
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn công ty Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Trước đây, tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động:
“3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội“.
Như vậy:
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì có quy định rõ ràng về việc giữ lại 2% tiền bảo hiểm xã hội để kịp thời chi trả các chế độ cho người lao động.
Và mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 như sau:
“1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất“.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì không có quy định về việc doanh nghiệp giữ lại 2% tiền đóng BHXH của chế độ ốm đau, thai sản nữa. Tức từ ngày 01/01/2016 thì các doanh nghiệp sẽ nộp toàn bộ tiền đóng BHXH phải đóng lên trên cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả tiền cho người lao động khi hưởng các chế độ bảo hiểm như thai sản hay ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động năm 2018
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Doanh nghiệp có được giữ 2% tiền đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội mới, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người đã nhận trợ cấp một lần từ năm 2003 có vết thương tái phát
- Đóng bảo hiểm được 3 tháng thì mức hưởng BHXH một lần là bao nhiêu?
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi bị sốt xuất huyết không?
- Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định mới nhất
- Nghỉ việc và đi xuất khẩu lao động có tất toán sổ BHXH được không?