Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Xin chào! Tôi muốn được tư vấn về một số vấn đề sau đây! Doanh nghiệp tôi làm là doanh nghiệp của Nhật Bản có đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam. Vậy doanh nghiệp nước ngoài như chúng tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Nếu có đóng thì thủ tục như thế nào? Người lao động có đóng bảo hiểm cùng với chúng tôi hay không? Tôi cám ơn nhiều! Mong các bạn sớm giải đáp!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội cho chúng tôi! Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội là:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Như vậy, cơ quan tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có giấy đăng ký kinh doanh tại Việt Nam thì vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, người lao động.
Thứ hai, về thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại khoản 1.2 và khoản 2 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì để tham gia bảo hiểm xã hội cần có các giấy tờ sau đây:
1. Người lao động:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
2. Đơn vị:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH năm 2020);
– Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03);
– Bản sao giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động.
Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp của bạn đang có trụ sở (Căn cứ theo Điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Lưu ý: Những biểu mẫu trên được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề người lao động có cùng đóng bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.“
Như vậy, người lao động sẽ cùng tham gia bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp. Mức đóng cụ thể được xác định như sau:
+) Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
+) Doanh nghiệp:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo khoản 1 Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Trên đây là bài viết về vấn đề doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mọi thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
- Tham gia BHXH từ năm 1986 sẽ được giải quyết chế độ hưu trí như thế nào?
- Khám thai định kỳ ở bệnh viện khác có được hưởng quyền lợi BHYT?
- Nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở đâu khi đã nghỉ việc?
- Hộ diêm nghiệp có được giảm trừ mức đóng BHYT như hộ gia đình?
- Dùng bản sao giấy chứng sinh để hưởng thai sản được không?