19006172

Đổi CMND sang thẻ căn cước có ảnh hưởng đến hồ sơ BHXH 1 lần không

Đổi CMND sang thẻ căn cước có ảnh hưởng đến hồ sơ BHXH 1 lần không

Tôi tham gia BHXH tại khu vực nhà nước từ năm 1997 – 2010 với hệ số cụ thể như sau: từ năm 1997- 2000 là 2,6; từ năm 2001 – 2004 là 2,61; từ năm 2005 – 2007 là 2,7; từ năm 2008 – 2010 là 3,2. Cho tôi hỏi: số tiền BHXH một lần mà tôi được nhận là bao nhiêu? Năm ngoái, tôi có đi thay Đổi CMND sang thẻ căn cước có ảnh hưởng đến hồ sơ BHXH 1 lần không? Tôi phải đến đâu để giải quyết hồ sơ?



Đổi CMND sang thẻ căn cước

Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, số tiền BHXh được nhận

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định trên, bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) mức bình quân tiền lương. Cụ thể:

+) Xác định số tháng làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội:

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn được xác định như sau:

– Trước năm 2014: đóng bảo hiểm từ 1997 bạn tham gia được 14 năm BHXH, bạn được hưởng 1,5 tháng BHXH, số tháng BHXH một lần  bạn được hưởng là 21 tháng. 

+)Xác định tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 59/2015/ TT – BLDTBXH quy định như sau:

Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP  được hướng dẫn như sau:

b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

Trong đó:

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội” 

  • Mức trung bình tiền lương của 6 năm cuối tính từ 2005 – 2010  như sau:

(12 x 2,7 x 1.490.000 + 12 x 2,7 x 1.490.000 +12 x 2,7 x 1.490.000  + 12 x 3,2 x 1.490.000 + 12 x 3,2 x 1.490.000 + 12 x 3,2 x 1.490.000) / 72 = 4.395.500 đồng

Như vậy,  số tiền BHXH một lần bạn nhận được là 4.395.500 x 21 = 92.305.500 đồng

Thứ hai,đổi CMND sang thẻ căn cước có ảnh hưởng đến hồ sơ BHXH 1 lần không

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

“a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 46 quyết định 595/ QĐ – BHXH  quy định như sau: 

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”

Như vậy,  theo quy định này một trong những hồ sơ để hưởng BHXH 1 lần có sổ BHXH bản gốc. Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước được sử dụng với mục đích là để xác minh nhân thân. Trường hợp bạn đã làm thẻ căn cước mới thay thế cho chứng minh thư nhân dân thì bạn có thể sử dụng thẻ căn cước để nhận bảo hiểm xã hội một lần như bình thường. Việc thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội của bạn có đăng kí theo số CMND cũ sẽ không ảnh hưởng đến quá trình hưởng bảo hiểm xã hội của bạn.

Thứ ba, nơi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ theo quy định tại điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau: 

“1.1. BHXH tỉnh

b) Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh giải quyết chuyn cơ quan Bưu điện chi trả.

1.2. BHXH huyện

1.2.1. Giải quyết hưởng như quy định tại tiết 1.1.1 điểm 1.1 khoản này.

1.2.3. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một ln do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyn cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu.”

Theo đó, nơi giải quyết hồ sơ BHXH 1 lần cho bạn là nơi bạn cư trú. Như vậy, bạn cư trú ở đâu thì sẽ nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tại cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi bạn cư trú. 

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900.6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất

luatannam