Đổi mã quyền lợi BHYT cho người tham gia kháng chiến sau năm 1975
Tôi muốn hỏi về vấn đề đổi mã quyền lợi BHYT cho người tham gia kháng chiến sau năm 1975. Tôi tham gia chiến đấu ở biên giới Lào, Căm-pu-chia. Tôi nhập ngũ năm 1984, sau đó thì đã phục viên, xuất ngũ. Bây giờ tôi đã về hưu và đang hưởng chế độ hưu trí. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm y tế 100% không?
- Chuyển đổi mã hưởng BHYT cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ
- Đối tượng người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc được cấp BHYT
- Cháu của người hoạt động kháng chiến có được hưởng BHYT?
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Thay đổi mã quyền lợi BHYT cho người tham gia kháng chiến sau năm 1975, chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm a Mục 2 Công văn 4996/2014/BHXH-CSYTquy định:
“a) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:
– Đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc: có hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 25/01/2012 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg”.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp đỡ bạn Lào năm 1984. Vậy theo quy định trên, bạn thuộc đối tượng được thay đổi mã quyền lợi lên mức hưởng là 100%.
Về thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi
Căn cứ vào Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…/THE và điểm a Mục 2 Công văn 4996/BHXH-CSYT về chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế như sau:
1) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
2) Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị;
3) Giấy tờ chứng minh hưởng quyền lợi: Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.
a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
– Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
– Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận.
Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
b) Giấy tờ liên quan, gồm:
– Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
– Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
– Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;
– Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;
– Các giấy tờ liên quan khác, nếu có.
Trên đây là bài viết giải đáp vấn đề Thay đổi mã quyền lợi BHYT cho người tham gia kháng chiến sau năm 1975.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo tại các bài viết sau:
Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau 30/4/1975
Thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu cần phải làm những thủ tục gì?
Mọi thắc mắc về chuyển đổi mã quyền lợi BHYT cho người tham gia kháng chiến sau năm 1975; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Ký hợp đồng thời vụ có bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp không?
- Cách nào để hưởng lương hưu đúng tuổi khi thiếu mấy tháng đóng BHXH bắt buộc?
- Mất bảo hiểm y tế có hưởng quyền lợi khi khám bệnh được không?
- Đang nhận thất nghiệp mà sắp thực hiện án phạt tù có ảnh hưởng gì không?
- Thủ tục thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu gồm những gì?