Thủ tục đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Thủ tục đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu của tôi là bệnh viện đa khoa Mỹ Đức nhưng việc đăng ký tại đây khiến cho tôi khó khăn trong việc đi khám, chữa bệnh thì tôi có thể đổi sang nơi khác không? Nếu được thì tôi phải làm những gì? Tôi xin cảm ơn.
- Có được ủy quyền cho người khác thay đổi nơi KCB ban đầu không?
- Làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu ở đâu?
- Hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có thể thay đổi được vào đầu mỗi quý, theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Căn cứ quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610/……/THE, áp dụng từ ngày 27/11/2017 quy định về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh. Theo đó, về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) được ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất năm 2020.
+) Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc
Thời gian nộp hồ sơ: Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào tháng đầu mỗi quý. Trường hợp nhận hồ sơ từ ngày 21 của tháng cuối quý và có ngày trả kết quả trước ngày 01 của tháng đầu quý sau, thì thời hạn trả kết quả vào buổi chiều ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý sau.
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi cấp thẻ cho bạn.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Lưu ý:
– Trường hợp đổi thẻ BHYT có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục nếu người tham gia BHYT có quá trình cùng tham gia BHXH, BHYT (đối tượng bắt buộc) trước đó ở tỉnh/thành phố khác thì kê khai số sổ BHXH đã tham gia trước đó vào Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
Nếu người tham gia BHYT có quá trình chỉ tham gia BHYT (học sinh, hộ gia đình,…) trước đó ở tỉnh/thành phố khác thì liệt kê quá trình tham gia BHYT vào Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
– Bệnh viện nơi bạn muốn thay đổi làm nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải thuộc danh mục các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
Trên đây là giải đáp về thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
Quyền lợi BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ
Mọi thắc mắc liên quan đến thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nghỉ hết thời gian ốm đau thì có được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe?
- Thân nhân công an đi KCB trái tuyến thì mức hưởng BHYT như thế nào?
- Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm
- Về chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh
- Năm 2021 có thể nhờ người nộp hồ sơ hưởng TCTN khi bị tai nạn giao thông?