Đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
- Trường hợp đổi thẻ BHYT cho người có công với cách mạng
- Người có công với cách mạng đi khám, chữa bệnh trái tuyến trung ương
- Thay đổi mã quyền lợi từ người hưởng lương hưu sang người có công
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp về đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng. Chúng tôi xin trả lời cho bác như sau:
Thứ nhất, về điều kiện đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
Căn cứ theo điểm a, Khoản 2 Công văn 4996/BHXH-CSYT:
“2. Chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT
a) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc số. 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:
– Có một trong các loại giấy tờ xác nhận là người có công với cách mạng: Bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương. Chiến thắng, Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan. Thi đua – Khen thưởng cấp huyện,. Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc giấy xác nhận của. Sở Lao động – Thương binh và. Xã hội (nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần) theo. Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Như vậy:
Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc 4 được chuyển lên mã quyền lợi 2 khi:
+) Bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huy chương chiến thắng, Huân chương chiến thắng;
+) Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan;
+) Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo đó, mã quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau
Theo quy định tại điểm a và b, Khoản 2, Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
2. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia. BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ. BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí. KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của. Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí. KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí. KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.”
Như vậy:
Mã quyền lợi số 3 bao gồm các mã HT, TC, CN và được hưởng mức thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh. Còn mã quyền lợi số 2 được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trong trường hợp của bạn: mẹ bạn có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 2. Mẹ bạn có Huy chương kháng chiến hạng Nhì. Do đó mẹ bạn đủ điều kiện để chuyển đổi thẻ BHYT từ đối tượng hưu trí lên đối tượng mang mã quyền lợi số 2.
Thứ hai, về hồ sơ đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng:
Căn cứ Điều 27 và Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ:
a) Người tham gia:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.
Điều 30. Cấp thẻ BHYT
2.Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, bạn cần chuẩn bị giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin trên thẻ BHYT (mẫu TK1-TS được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020).
+) Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng;
+) Các giấy tờ chứng minh mức quyền lợi cao hơn: Bản sao Huy chương kháng chiến hạng Nhì.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ trên và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT cho mẹ bạn. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Mẹ bạn đủ điều kiện để chuyển đổi thẻ BHYT từ đối tượng từ mã quyền lợi số 3 lên mã quyền lợi số 2. Hồ sơ chuyển đổi mã quyền lợi nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng tại bài viết:
Trường hợp đổi thẻ BHYT cho người có công với cách mạng
Đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế cho người có công
Mọi thắc mắc liên quan đến đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.