Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội
Xin chào anh/chị tư vấn, tôi muốn hỏi về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Tôi thành lập công ty TNHH 2 thành viên từ tháng 12/2020. Tôi và cổ đông đều tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tôi trước đây cũng đóng bảo hiểm xã hội (khi làm ở công ty cũ); đến tháng 8/2019 thì ngừng đóng. Tôi có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội khi thành lập công ty không? Nếu tôi không muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội có được không? Xin cảm ơn!
- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?
- Người lao động không đồng ý tham gia bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại điểm h Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;“
Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:
“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Theo quy định trên, Doanh nghiệp là đối tượng bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, người quản lý doanh nghiệp mà có hưởng tiền lương, tiền công từ Người sử dụng lao động thì thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn là người thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên nhưng bạn không nói rõ chức vụ của bạn tại Công ty. Bạn có là người quản lý Doanh nghiệp và hưởng lương từ hoạt đông của Công ty hay không. Do đó, chúng tôi chia thành 02 trường hợp như sau:
– Trường hợp 01: Bạn là người thành lập Doanh nghiệp nhưng bạn không làm việc và hưởng lương từ hoạt động Công ty thì bạn sẽ không thuộc đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Trường hợp 02: Bạn là người thành lập Doanh nghiệp đồng thời bạn cũng là người quản lý, điều hành Công ty và có hưởng lương từ hoạt động điều hành đó thì bạn sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội. Các chức danh quản lý Công ty TNHH 2 thành viên như: Chủ tịch Hội đồng thành viên; thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Điều quan trọng nhất khi xác định Người quản lý doanh nghiệp có thuộc đối tượng đóng BHXH hay không thì căn cứ vào việc họ có được hưởng lương từ hoạt đồng kinh doanh của Doanh nghiệp không (hưởng lương với chia lợi nhuận là khác nhau). Do đó, nếu được hưởng lương và được thanh toán lương hằng tháng thì bạn sẽ phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau:
Có bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Trách nhiệm hình sự khi không tham gia BHXH cho người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Khai báo cho trung tâm dịch vụ việc làm khi đã tìm được công việc mới
- Mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
- Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội năm 2023 được quy định như thế nào?
- Lao động nam có được hưởng chế độ nghỉ việc để đưa vợ đi khám thai?
- Quy định của pháp luật về nghỉ dưỡng sức sau ốm đau