Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những ai?
Cho em hỏi những ai thuộc đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ạ? Người lao động hay công ty phải làm hồ sơ để được khám xem có phải mắc bệnh nghề nghiệp ạ?
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động vào thời điểm nào?
- Làm thế nào để được hỗ trợ phí chữa bệnh nghề nghiệp?
- Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho lao động đang làm việc
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những ai tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 2, Điều 6 và Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.”
“Điều 6. Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.”
“Điều 9. Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;”
Như vậy
đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm:
+ Người làm lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.
+ Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Người lao động chuyển sang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
Việc nộp hồ sơ để được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có thể do người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những ai? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Những trường hợp nào được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
Công ty phải bồi thường cho những bệnh nghề nghiệp nào?
Nếu còn vướng mắc về Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những ai; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chữa bệnh tại cơ sở y tế không nhận thẻ BHYT được thanh toán thế nào?
- Có phải tiếp tục đóng BHXH đến khi sinh mới được hưởng thai sản?
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc
- Điều chỉnh nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT năm 2023
- Sử dụng thuốc kháng vi-rút HIV thì có được BHYT chi trả?