19006172

Đối tượng nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế? Tôi là công chức của UBND chuẩn bị nghỉ hưu. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc như sau: Sau khi tôi nghỉ hưu thì bảo hiểm y tế của tôi do tôi tự đóng hay do cơ quan nào đóng vậy? Và có được hưởng với mức 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh hay không? Việc tôi chuyển sang tham gia BHYT hưu trí sau này có bị mất thời gian 5 năm liên tục trước đây không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.



Nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm

Luật sư tư vấn chế độ Bảo hiểm y tế Online 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:

Thứ nhất, đối tượng nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là công chức UBND cấp huyện chuẩn bị nghỉ hưu. Sau khi bạn nghỉ hưu thì bảo hiểm y tế của bạn sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng mà bạn sẽ không phải tự đóng tiền tham gia BHYT.

Thứ hai, mức hưởng BHYT của đối tượng hưu trí

Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”

Theo đó, trường hợp bạn tham gia BHYT theo đối tượng người hưởng lương hưu thì bạn sẽ được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế mà không phải là 100% chi phí như thông tin mà bạn biết.

Thứ ba, về việc tham gia BHYT 5 năm liên tục

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau 

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tham gia bảo hiểm y tế được coi là liên tục khi thời gian sử dụng ghi trên thẻ lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của lần trước, trường hợp bị gián đoạn nhưng tối đa không quá 03 tháng.

Do đó, khi bạn chuyển sang tham gia BHYT của đối tượng hưu trí nếu không bị gián đoạn quá 03 tháng thì bạn vẫn được tính là tham gia liên tục. Việc chuyển đối tượng không ảnh hưởng đến quyền lợi 5 năm liên tục của bạn.

Trên đây là bài viết về vấn đề Đối tượng nghỉ hưu sẽ do cơ quan nào đóng bảo hiểm y tế?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

->Thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ BHYT có ý nghĩa như thế nào?

luatannam