Nội dung câu hỏi:
Chế độ bảo hiểm xã hội một lần là chế độ đặc biệt được rất nhiều NLĐ quan tâm. Chính vì thế, NLĐ có nhu cầu tính toán số tiền BHXH 1 lần mà mình nhận được khi nghỉ việc. Dạo gần đây: Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6172 nhận được rất nhiều câu hỏi về cách tính tiền BHXH 1 lần khi đóng được 12 tháng. Vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra tính toán một số trường hợp cụ thể:
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác
- Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần theo ủy quyền
- Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
VIDEO: ĐÓNG BẢO HIỂM 1 NĂM LÃNH ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề: Đóng 12 tháng bảo hiểm thì được rút bao nhiêu tiền BHXH một lần; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần được quy định thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo quy định trên cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau: Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương × số tháng hưởng BHXH 1 lần
Trong đó:
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên nguyên tắc:
+) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Mức bình quân tiền lương được xác định theo khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Khi tính mức bình quân tiền lương sẽ được áp dụng hệ số trượt giá theo bảng 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Cách tình huống thực tế về tính tiền BHXH 1 lần
Tình huống 01: Đóng 12 tháng bảo hiểm thì được rút bao nhiêu tiền BHXH một lần?
Tổng đài có thể tính giúp em về số tiền BHXH mà em được nhận là bao nhiêu được không ạ. Em làm việc cho công ty sữa TH true milk từ 1/2019 đến 12/2019 (đóng 12 tháng bảo hiểm). Mức lương cơ bản 4,7tr ạ, công ty đóng BH cho em hình như là 400.000 đồng. Em nghỉ việc hơn 1 năm rồi và bây giờ em muốn lãnh tiền bảo hiểm cần thủ tục như thế nào ạ?
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 12 tháng từ tháng 1/2019 – 12/2019 trường hợp này của bạn thì bạn sẽ được 02 tháng mức bình quân lương tháng đóng BHXH.
Như vậy, bạn đóng được 12 tháng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm xã hội một lần của bạn là: (4.700.000*1.08) * 2 = 10.152.000 đồng
Tình huống 2: Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nộp BHXH hơn 1 năm
Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội khi nộp BHXH hơn 01 năm. Em đóng bảo hiểm xã hội được 01 năm 04 tháng. Trong đó năm 2016 làm 09 tháng với mức lương 2.700.000 đồng; 07 tháng của năm 2017 với mức lương 3.259.000 đồng. Vậy em được tính như thế nào ạ?
Trả lời:
Bạn đóng được 1 năm 4 tháng, trong đó:
Năm 2016: 09 tháng với mức lương 2.700.000 đồng.
Năm 2017: 07 tháng với mức lương 3.259.000 đồng.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: 3.005.313 đồng (đã bao gồm hệ số trượt giá). Vì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 01 năm 04 tháng, tức có 04 tháng lẻ nên theo quy định pháp luật thời gian 04 tháng lẻ sẽ được làm tròn là nửa năm. Do đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn được xác định là 1,5 năm.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: (1.5 năm x 02 tháng) x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội= 03 tháng x 3.005.313 đồng= 9.015.939 đồng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tình huống 3: Mức bảo hiểm một lần cho người lao động đóng được 01 năm 06 tháng BHXH
Anh chị cho em hỏi là em có đóng bhxh từ tháng 04/2016 đến tháng 12/2016 với mức lương là 3.932.250 tiếp tháng 01/2017 đến tháng 09/2017 với mức lương 4.213.125 tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc là 1 năm 6 tháng. Vậy nhờ tổng đài tư vấn cho em: mức bảo hiểm một lần cho người lao động đóng được 01 năm 06 tháng BHXH. Em cảm ơn.
Trả lời:
Với 01 năm 06 tháng bạn đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính là 1,5 năm đóng BHXH sau năm 2014 nên mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn sẽ là 1,5 năm x 2 tháng = 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần của bạn là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian 18 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, theo quy định trên mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 2016 là 1.19 và năm 2017 là 1,15.
+ Mức lương bình quân của bạn sau khi đã nhân hệ số là:
( 9 x 3.932.250 x 1,19 + 9 x 4.213.125×1,15) : 18 = 4.762.235 đồng.
Vậy tổng mức hưởng trợ cấp một lần bạn được hưởng là: 4.072.687 x 3 = 14.286.706 đồng.
Ngoài bài viết về vấn đề Đóng 12 tháng bảo hiểm thì được rút bao nhiêu tiền BHXH một lần, bạn có thể tham khảo bài viết :
- Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần
- Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi về vấn đề Đóng 12 tháng bảo hiểm thì được rút bao nhiêu tiền BHXH một lần. Mọi thắc mắc xin vui liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hỗ trợ học nghề sửa chữa điện khi chi phí học nghề là 10 triệu
- Chấm dứt HĐLĐ khi mắc bệnh dài ngày điều trị 6 tháng không khỏi
- Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
- Điều trị thương tật tái phát do tai nạn lao động có được hưởng ốm đau hay không?
- Thân nhân có được nhận trợ cấp hàng tháng khi tôi suy giảm 37%?