Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, bố em đóng bảo hiểm được 15 năm với mức đóng là từ 980.000 năm 2007 đến 2021 là 5.012.000 đồng. Vậy cho em hỏi nếu lãnh BHXH 1 lần thì bố em được lãnh bao nhiêu tiền ạ.
Năm 2007: 980.000; Năm 2008: 1250.000; Năm 2009: 1.336.000; năm 2010: 1.336.000; Năm 2011: 2.254.500; Năm 2012: 2.254.500; Năm 2013: 2.646.000; Năm 2014: 3.051.000; Năm 2015: 3.781.000; Năm 2016: 3.932.000; Năm 2017: 4.213.000; Năm 2018: 4.472.000; Năm 2019: 4.679.000; Năm 2020: 4.780.000; Năm 2021: 5.012.000
Mong anh chị giúp em và gửi email lại cho em sớm ạ, em cảm ơn.
- Hướng dẫn Tra cứu tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
- Thủ tục ủy quyền lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần
- Thủ tục rút Bảo hiểm xã hội 1 lần
Tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đóng bảo hiểm 15 năm lãnh được bao nhiêu tiền của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Quy định về công thức tính tiền BHXH 1 lần khi đóng được 15 năm;
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo quy định trên cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau: Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương × số tháng hưởng BHXH 1 lần
Trong đó:
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên nguyên tắc:
+) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Mức bình quân tiền lương được xác định theo khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Khi tính mức bình quân tiền lương sẽ được áp dụng hệ số trượt giá theo bảng 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Hướng dẫn tính tiền BHXH 1 lần khi đóng được 15 năm;
Để tính BHXH 1 lần trong trường hợp này, bạn cần thực hiện theo các bước tính như sau:
Bước 01: Xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH; cụ thể:
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Bước 02: Xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần được căn cứ vào Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể: Bạn có 15 năm đóng BHXH, trong đó có 7 năm đóng BHXH trước năm 2014 và 8 năm đóng BHXH từ sau năm 2014. Vậy bạn được hưởng: 7*1.5 tháng + 8 * 2 tháng = 26.5 tháng lương bình quân.
Bước 03: Tính mức lương bình quân. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn có toàn bộ thời gian làm việc hưởng lương theo quy định của người sử dụng lao động nên sẽ tính bình quân lương của toàn bộ quá trình đóng. Cụ thể như sau:
Năm 2007: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2007 với mức lương là 980.000 đồng. Vậy: 980.000 đồng * 12 tháng * 2.55 = 29.988.000 đồng;
Năm 2008: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1/2008 – 12/2008 với mức lương là 1.250.000 đồng. Vậy: 1.250.000 * 12 tháng * 2.07 = 31.050.000 đồng
Năm 2009: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1/2009 – 12/2009 với mức lương là: 1.336.000 đồng. Vậy: 1.336.000 đồng * 12 tháng * 1.94 = 31.102.080 đồng;
Năm 2010: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2010 với mức lương là 1.336.000 đồng. Vậy, 1.336.000 đồng * 12 tháng * 1.77 = 28.376.640 đồng;
Năm 2011: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2011 với mức lương là: 2.254.500 đồng. Vậy: 2.254.500 * 12 tháng * 1.50 = 40.581.000 đồng.
Năm 2012: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2012 với mức lương là: 2.254.500 đồng. Vậy: 2.254.500 * 12 tháng * 1.37 = 37.063.980 đồng.
Năm 2013: Bạn đóng 12 tháng từ tháng 1-12/2013 với mức lương là 2.646.9000 đồng. Vậy: 2.646.000 * 12 tháng * 1.28 = 40.642.560 đồng.
Năm 2014: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2014 với mức lương là 3.051.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 3.051.000 * 1.23 = 45.032.760 đồng
Năm 2015: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2015 với mức lương là 3.781.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 3.781.000 * 1.23 = 55.807.560 đồng
Năm 2016: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2016 với mức lương là 3.932.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 3.932.000 * 1.19 = 56.148.960 đồng
Năm 2017: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2017 với mức lương là 4.213.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 4.213.000 * 1.15 = 58.139.400 đồng
Năm 2018: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2018 với mức lương là 4.472.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 4.472.000 * 1.11 = 59.567.040 đồng
Năm 2019: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2019 với mức lương là 4.4.679.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 4.679.000 * 1.08 = 60.639.840 đồng
Năm 2020: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2020 với mức lương là 4.780.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 4.780.000 * 1.05 = 60.228.000 đồng
Năm 2021: Bạn đóng được 12 tháng từ tháng 1-12/2021 với mức lương là 5.012.000 đồng. Vậy: 12 tháng * 5.012.000 * 1.03 = 61.948.320 đồng
Tổng lương trong toàn bộ thời gian đóng BHXH 15 năm: 696.316.140 đồng.
Vậy mức lương bình quân : 696.316.140 đồng/180 tháng = 3.868.423 đồng
Mức lãnh BHXH 1 lần = số tháng hưởng * mức lương bình quân = 26.5 * 3.868.423 = 102.513.209 đồng
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Đề xuất việc đóng BHXH 15 năm sẽ được nhận lương hưu;
Theo Tờ trình 527/TTr-CP/2023 có đề xuất: Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu (Điều 64).
– Cơ sở chính trị: Tại Nghị quyết 28-NQ/TW xác định: Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.
– Cơ sở thực tiễn: Theo số liệu thống kê, trong 07 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có trên 476 nghìn người hưởng BHXH một lần đã có thời gian tham gia BHXH trên 10 năm với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên; có trên 53 nghìn người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH một lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc; có trên 20 nghìn người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng phải đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương. Nếu vẫn quy định thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm thì những người này khó có cơ hội nhận lương hưu.
Đề xuất sửa đổi: Điều 64 của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng.
Như vậy, nếu Luật BHXH sửa đổi, bổ sung theo hướng này thì tương lai NLĐ chỉ cần tham gia BHXH 15 năm là sẽ được nhận chế độ hưu trí;
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 15 năm lãnh được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh trùng vào chủ nhật có được nghỉ bù?
- Cách ly dịch Covid có ảnh hưởng đến thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần?
- Đang đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Cách tính mức hưởng TCTN khi nghỉ không lương 3 tháng
- Thủ tục mua bảo hiểm y tế theo sổ tạm trú