19006172

Đóng bảo hiểm 19 năm 7 tháng lãnh được bao nhiêu tiền

Đóng bảo hiểm 19 năm 7 tháng lãnh được bao nhiêu tiền

1. Tôi là quân nhân chuyên nghiệp làm việc từ tháng 2/2003 đến 8/2022 thì phục viên. Lương đóng bảo hiểm của tôi theo hệ số có được liệt kê dưới đây. Tôi muốn hỏi, nếu tôi phục viên thì tôi được lãnh BHXH 1 lần là bao nhiêu tiền ạ?

– 02/2003 – 7/2006: hệ số lương 1.0

– 08/2006 – 6/2009: hệ số lương là 3.5, phụ cấp TN nghề 6%

– 7/2009 – 6/2012: hệ số lương là 3.8, phụ cấp TN nghề 9%

– 2/2012 – 6/2015: hệ số lương là 4.1, phụ cấp TN nghề 12%

– 7/2015 – 6/2018: hệ số lương là 4.4, phụ cấp TN nghề là 15%

– 7/2018 – 6/2021: hệ số lương là 4.7, phụ cấp TN nghề là 18%

– 7/2021 – 8/2022: hệ số lương 5.0, phụ cấp TN nghề là 19%

2. Tôi muốn biết cách tính trợ cấp phục viên đối với quân nhân chuyên nghiệp khi tôi phục vụ quân đội 19 năm 7 tháng

3. Tôi muốn biết cách tính trợ cấp việc làm mới được hỗ trợ là bao nhiêu ạ?



Đóng bảo hiểm 19 năm 7 tháng

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Đóng bảo hiểm 19 năm 7 tháng lãnh được bao nhiêu tiềnTổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

1. Tính Bảo hiểm xã hội một lần;

Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các tính BHXH 1 lần như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Vậy, công thức tính BHXH 1 lần thực hiện như sau: Bảo hiểm xã hội 1 lần = Mức bình quân lương * số tháng được hưởng.

Trong đó:

– Mức bình quân lương được tính căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Số tháng được hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần áp dụng theo điểm a, b khoản 2 Điều 60 nêu trên.

Cụ thể:

a. Tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH trong 19 năm 7 tháng

Như thông tin anh cung cấp, anh đóng BHXH được 19 năm 7 tháng trong đó toàn bộ thời gian làm việc theo hệ số lương của nhà nước. Do đó, cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH của anh sẽ căn cứ vào điểm c Khoản 1 ĐIều 62 Luật BHXH 2014 thì sẽ tính bình quân 8 năm cuối.

Cách tính sẽ áp dụng theo công thức: Mức lương theo hệ số tính theo công thức: hệ số lương * Mức lương cơ sở tại thời điểm tính (2022) *số tháng.

Cụ thể bảng tính như sau: (8 năm cuối tính từ tháng 9/2014 – 8/2022)

Mức bình quân tiền lương trong 8 năm cuối được tính bằng: 761.443.640/96 tháng = 7.931.705 đồng/tháng. Đây cũng là mức bình quân tiền lương của cả quá trình đóng BHXH 19 năm 7 tháng của anh.

b. Tính số tháng được hưởng BHXH 1 lần:

– Trước năm 2014 anh đóng được 10 năm 11 tháng tính hưởng: 10 năm * 1.5 = 15 tháng lương bình quân (thời gian lẻ 11 tháng chuyển sau giai đoạn 2014).

– Sau năm 2014 anh đóng được 8 năm 8 tháng + 11 tháng lẻ = 9 năm 7 tháng làm tròn là 10 năm tính hưởng: 10 năm * 2 = 20 tháng lương bình quân.

Tổng số tháng hưởng BHXH 1 lần = 15+20 = 35 tháng lương bình quân

c. Tiền BHXH 1 lần mà anh nhận được là:

BHXH 1 lần = số tháng hưởng BHXH 1 lần * mức bình quân tiền lương = 35 tháng * 7.931.705 = 277.609.660 đồng.

2. Trợ cấp phục viên

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2016 quy định:

“Điều 4. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên

Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:

2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.”

Như vậy, trợ cấp phục viên một lần được tính: cứ 1 năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên. Do đó, ngày 01/09/2022 anh phục viên, tháng lương liền kề của anh là 8/2022 với mức lương là: 1.490.000 * 5.0 * 1.19 = 8.865.500 đồng.

Vậy trợ cấp phục viên của anh tính bằng: 8.865.500 * 20 = 177.310.000 đồng

3. Trợ cấp tạo việc làm mới

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2016 quy định:

“Điều 4. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên

Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:

1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác.”

Như vậy, trợ cấp tạo việc làm được tính bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của chính phủ tại thời điểm phục viên. Hiện nay tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, nên trợ cấp tạo việc làm mà anh được nhận là: 1.490.000 * 6 = 8.940.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác

Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 19 năm 7 tháng lãnh được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.

luatannam