Đóng bảo hiểm xã hội cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Công ty em do một công ty nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Đầu năm 2019 công ty đó sẽ cử chuyên gia của họ sang để vận hành, bảo trì máy móc. Mà theo em được biết thì tháng 12 là người lao động nước ngoài cũng phải đóng BHXH rồi. Vậy thì công ty em có phải đóng bảo hiểm cho người này hay không vì người này chỉ sang 1 năm thôi, lần sau lại là 1 người khác sang thay?
- Các trường hợp người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
- Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài
- Người nước ngoài có thể đóng thêm BHXH tự nguyện hay không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;”
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng”.
Ngoài ra, Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-BCT quy định như sau:
“Điều 2. Hiện diện thương mại
Hiện diện thương mại quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) bao gồm các hình thức:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
c) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh”.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bạn cho biết công ty bạn do một công ty nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Đầu năm 2019 công ty đó sẽ cử chuyên gia của họ sang để vận hành, bảo trì máy móc. Nếu chuyên gia được công ty nước ngoài này tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng thì được xét là người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Đối chiếu với quy định nêu trên thì chuyên gia đó sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Khi nào người lao động nước ngoài không phải đóng BHXH?
Giám đốc điều hành người Nhật Bản có cần đóng BHXH hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Dưỡng sức sau sẩy thai trùng ngày nghỉ hằng tuần có được nghỉ bù?
- Xác định mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH khi không làm việc ở trụ sở công ty
- Công ty chậm đóng BHTN cho người lao động có bị phạt không?
- Có được hưởng ốm đau khi đi công tác nước ngoài?
- Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?