19006172

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chuyển đến chi nhánh

Bảo hiểm xã hội khi người lao động chuyển đến chi nhánh

Cho tôi hỏi về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chuyển đến chi nhánh làm việc, cụ thể: Công ty tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới có mở thêm chi nhánh ngoài Hà Nội và có điều chuyển nhân viên đang làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh ra ngoài Hà Nội. Vậy thì tôi có thắc mắc về vấn đề tiếp tục đóng bảo hiểm cho lao động đó sẽ như thế nào? Và đóng ở đâu? 

Nếu mà phải chuyển ra ngoài Hà Nội để đóng thì cần phải có những thủ tục gì về chuyển sổ bảo hiểm xã hội? hoặc nếu sau này nhân viên nghỉ việc, chúng tôi có thể trả sổ bảo hiểm xã hội để nhân viên có thể tiếp tục đăng ký khi làm với công ty mới hay không?

Và vậy có gây khó khăn gì cho người lao động sau này khi hưởng các khoản trợ cấp không? Nếu đóng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì nhân viên ở Hà Nội có thể sử dụng các lợi ích như khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở Hà Nội hay không? Mong tư vấn trả lời giúp cho tôi vấn đề này. Xin Cảm ơn!



Người lao động chuyển đến chi nhánh

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Trong trường hợp này của đơn vị bạn, có hai cách giải quyết, cụ thể:

Thứ nhất, đóng BHXH tại trụ sở chính sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động:

“Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

c) Công việc và địa điểm làm việc;

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

Theo quy định trên, nếu được người lao động này đồng ý, công ty và họ có thể thỏa thuận ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới để điều chỉnh nơi làm việc (nên ký kết phụ lục hợp đồng). Khi đó, công ty vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi đang tham gia cho những người lao động này.

Và để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế cho người lao động, bạn có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Và khi gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, bạn cũng có thể chọn cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu tại Hà Nội để đảm bảo cho việc khám, chữa bệnh của người lao động này.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Thứ hai, công ty có thể chuyển nơi đóng bảo hiểm cho những người lao động này ra Hà Nội.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7  Quyết định 595/QĐ- BHXH về phương thức đóng như sau:

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

Theo đó, người lao động chuyển đến chi nhánh làm việc thì công ty có thể đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh tức là tại Hà Nội. Khi đó, công ty bạn cần làm thủ tục báo giảm rồi chốt sổ cho họ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Về thủ tục báo ngưng đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ  Phiếu giao nhận hồ sơ 620/………../SO thì hồ sơ bao gồm:

–  Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người)  hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người)

– Các tờ rời sổ (nếu có);

–  Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản).

người lao động chuyển đến chi nhánh

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Sau khi đã báo giảm và chốt sổ thành công tại thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị bạn cần báo tăng lao động tại Hà Nội. Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về thành phần hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Lưu ý: Dù người lao động chuyển đến chi nhánh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở đây hay không thì cũng không ảnh hưởng đến các chế độ của họ. Và khi nghỉ việc, công ty chốt sổ, trả sổ cho họ thì họ vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm tại đơn vị khác.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề Người lao động chuyển đến chi nhánh tại bài viết: 

Hướng dẫn lập mẫu đơn D02-TS theo mẫu mới nhất

Thời điểm doanh nghiệp phải đóng tiền bảo hiểm xã hội

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chuyển đến chi nhánh vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Trả lời

luatannam