Bảo hiểm xã hội khi làm việc ở nhiều công ty
Chào Luật sư. Tôi ký hợp đồng làm việc ở công ty A từ tháng 2 đến nay công ty A không đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên tháng 8 tôi đã mang bầu nên muốn đóng bảo hiểm xã hội nhưng công ty A vẫn không đồng ý, trong khi đó tôi ký cả hợp đồng làm việc với công ty B (ký sau công ty A) để đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương ở công ty A là 4 triệu còn ở công ty B là 5 triệu. Như vậy, công ty nào có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm cho tôi?
- Có nhiều hợp đồng lao động thì đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng nào
- Đóng bảo hiểm y tế khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
- Tham gia bảo hiểm xã hội cùng lúc ở nhiều công ty có được không?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.“
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy:
+ Về trách nhiệm đóng BHXH, BHTN: Công ty A giao kết hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn, còn công ty B có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của bạn một khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty B.
+ Về trách nhiệm đóng BHYT: Công ty B có trách nhiệm đóng BHYT cho bạn còn công ty A chi trả cho bạn một khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm y tế theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty A.
+) Về trách nhiệm đóng BHTNLĐ, BNN: Cả công ty A và công ty B đều phải đóng (theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Tuy nhiên, bạn đã làm việc ở công ty A từ tháng 2/2016 mà đến giờ vẫn chưa được tham gia bảo hiểm thì bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc công ty A, Ban chấp hành công đoàn hoặc Phòng lao động – thương binh và xã hội quận/huyện nơi công ty A đóng trụ sở để được can thiệp giải quyết và bảo đảm quyền lợi.
Ngoài ra. bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Ngoài nhận lương hưu thì được trợ cấp một lần khi về hưu đúng không?
- Chế độ tử tuất đối với thân nhân người đang tạm dừng đóng BHXH?
- Hướng dẫn cập nhật CCCD/ĐDCN trong hồ sơ bảo hiểm tại TP Hồ Chí Minh
- Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Nộp lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc tại công ty