Đóng BHXH 1 lần cho 3 năm để hưởng lương hưu có được hưởng hệ số trượt giá?
Tôi đóng bảo hiểm được 17 năm thôi nhưng đã đủ tuổi để nhận lương hưu rồi. Tôi nghe nói nếu đóng BHXH 1 lần cho 3 năm thì sẽ không được tính hệ số trượt giá có đúng không? Tôi không muốn đóng 1 lần cho 3 năm còn thiều mà muốn đóng theo tháng hoặc theo quý thôi thì có được hay không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tuổi nghỉ hưu 2023 có gì khác?
- Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định năm 2023
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, Về hệ số trượt giá khi tính lương hưu;
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về việc áp dụng hệ số trượt giá như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong đó thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).”
Theo quy định trên, khi tính toán hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần thì sẽ được áp dụng hệ số trượt giá cho những năm đã đóng bảo hiểm, đảm bảo mức nhận chế độ phù hợp với tỷ giá trên thị trường. Do đó, khi tính lương hưu bạn có được tính hệ số trượt giá tương ứng theo từng năm đóng, tuy nhiên, riêng với giai đoạn đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho những năm còn thiếu thì mức trượt giá áp dụng là 1.
Như vậy, theo quy định trên thì khi đóng BHXH 1 lần cho 3 năm còn thiếu thì bạn được hưởng hệ số trượt giá với mức điều chỉnh bằng 1.
Thứ hai, Về phương thức đóng
Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 8. Phương thức đóng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.”
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định trên, khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ số năm về hưu bạn có thể lựa chọn các phương thức đóng như: đóng hằng tháng; đóng 3 tháng 1 lần; đóng 6 tháng 1 lần; đóng 12 tháng 1 lần; đóng 5 năm một lần hoặc đóng 1 lần cho đủ số năm còn thiếu. Tuy nhiên, bạn đang muốn về hưu luôn do đã đủ tuổi hưởng lương hưu nên chúng tôi khuyên bạn nên chọn phương thức đóng 1 lần cho 3 năm còn thiếu để được nhận lương hưu luôn tại tháng liền kề tháng bạn hoàn thành mức tiền đóng.
Lưu ý: bạn đóng 1 lần cho đủ 3 năm còn thiếu và về hưu thì có bị tính một phần tiền lãi do đóng trước nhưng mức lãi không đáng là bao nên bạn cân nhắc đóng luôn để hưởng hưu. Nhận lương hưu sớm ngày nào là lợi cho bạn ngày đó.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thủ tục hưởng lương hưu khi đã nghỉ việc ở công ty
- Tư vấn về nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.