Đóng BHXH 6 năm chưa hưởng BHTN có được cộng dồn không?
Em của em làm công ty tham gia BHXH được 6 năm chưa lĩnh BHTN, sau đó nghỉ cách quãng 3 năm sau mới đi làm tiếp. Sau đó làm được 8 tháng lại nghỉ việc. Em nghe nói BHTN sẽ được cộng dồn thời gian chưa hưởng đúng không ạ? Vậy em hỏi trường hợp này có được lĩnh BHTN không ạ?
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng có được cộng dồn không?
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, đóng BHXH 6 năm chưa hưởng BHTN có được cộng dồn không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm liên tục hoặc cộng dồn không liên tục từ khi bắt đầu đóng BHTN đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Dẫn chiếu tới trường hợp của bạn thì em của bạn làm công ty tham gia bảo hiểm xã hội được 6 năm chưa lĩnh BHTN, sau đó nghỉ cách quãng 3 năm sau mới đi làm tiếp được 8 tháng lại nghỉ việc. Trong trường hợp này bạn được cộng dồn không liên tục từ khi bạn đóng BHTN là 6 năm chưa hưởng BHTN và 8 tháng đến khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, bạn được cộng dồn thời gian chưa hưởng BHTN là 6 năm 8 tháng.
Thứ hai, có được lĩnh BHTN không khi đóng BHTN không liên tục?
Căn cứ vào Điều 49 và khoản 2 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì bạn đóng BHTN được 6 năm chưa hưởng, sau đó nghỉ việc 3 năm, rồi tiếp tục đi làm được 8 tháng lại nghỉ việc thì bạn không đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bạn nghỉ việc.
Do đó, bạn không đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần này.
Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp ngắt quãng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Cách tính và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp