Đóng BHXH cho nhân viên tại văn phòng đại diện của công ty
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Đóng BHXH cho nhân viên tại văn phòng đại diện của công ty. Công ty chúng tôi có trụ sở tại TPHCM, nhưng có thêm văn phòng đại diện ở TP. Hà Nội. Tại văn phòng Hà Nội, chúng tôi có 2 nhân viên văn phòng. Bây giờ muốn làm hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT cho 2 nhân viên này thì có thể: Nộp hồ sơ, làm tất cả thủ tục đóng BHXH, BHYT ở đâu?
Nếu đóng ở TP.HCM, thì nhân viên ở Hà Nội có thể sử dụng các lợi ích như khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở Hà Nội hay không? Nếu sau này nhân viên nghỉ việc, chúng tôi có thể trả sổ BHXH để nhân viên có thể tiếp tục đăng ký khi làm với công ty mới hay không?
- Nơi đăng ký tham gia bảo hiểm cho chi nhánh doanh nghiệp
- Quy định mới nhất về địa bàn đóng bảo hiểm xã hội
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với câu hỏi về tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện của công ty; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Theo khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:
“3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.“
Theo quy định trên, về nguyên tắc người lao động phải tham gia BHXH tại cơ quan BHXH nơi có trụ sở chính; tuy nhiên, người làm việc tại chi nhánh thì có thể lựa chọn đóng tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
Do đó, công ty bạn không thể đóng bảo hiểm xã hội cho 02 nhân viên tại văn phòng đại diện của công ty ở Hà Nội mà phải đăng ký tham gia tại thành phố Hồ Chí Minh là nơi đơn vị có trụ sở chính.
Về đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định:
“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Theo đó, khi bạn tham gia bảo hiểm cho 2 người lao động làm việc ở chi nhánh thì bạn có thể lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã hoặc tuyến huyện tại Hà Nội để thuận tiện cho việc khám, chữa bệnh.
Lưu ý: Khi lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu thì bạn cần lưu ý kiểm tra trên phần mềm kê khai bảo hiểm để xác định cơ sở khám chữa bệnh đó còn chỉ tiêu đăng ký.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7 : 1900 6172
Về chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Căn cứ khoản điểm 2.1 khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.“
Theo quy định trên, cơ quan BHXH quản lý sẽ phải xác nhận sổ bảo hiểm xã hội (chốt sổ) cho người lao động tham gia bảo hiểm tại đơn vị mà cơ quan bảo hiểm đó trực tiếp thu. Tức là, khi người lao động nghỉ việc, công ty bạn phải gửi hồ sơ chốt sổ đến cơ quan BHXH quản lý nhằm xác nhận quá trình đóng bảo hiểm cho người này để hưởng các chế độ bảo hiểm hoặc tiếp tục tham gia bảo hiểm tại đơn vị khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hướng dẫn điền mẫu D02-TS danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề vướng mắc về đóng BHXH cho nhân viên tại văn phòng đại diện của công ty, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Mẫu đơn yêu cầu thanh – kiểm tra Công ty do vi phạm quy định về lao động
- Có thể vừa hưởng chế độ thai sản và chế độ ốm đau?
- Giấy ra viện hưởng chế độ con ốm có cần ghi tên bố mẹ không?
- Công ty xảy ra tai nạn lao động thì sẽ báo lên Sở Lao động hay cơ quan công an?
- Chuyển tuyến giữa các bệnh viện cùng tuyến tỉnh?