Động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không?
Mẹ mình Động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không? Nếu có thì mức hưởng được bao nhiêu? Và thẻ sẽ có mã số như thế nào? Có được hưởng chi phí vận chuyển khi đi cấp cứu không ạ?
- Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật?
- Điều trị bệnh tâm thần thì có được chi trả bảo hiểm y tế?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không; của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.”
Và căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;”
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, mẹ bạn bị động kinh với bỏng nặng khuyết tật. Nếu được xác định là người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng thì mẹ bạn sẽ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, về mức hưởng
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;”
Theo quy định trên, mẹ bạn được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, mã số thẻ BHYT
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định về cấu trúc thẻ BHYT như sau:
“1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): – BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;
2. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất
b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
3. Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
4. Mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.”
Theo quy định trên thì mẹ bạn sẽ được cấp thẻ với mã BHYT là BT và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT nhưng có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thứ tư, chi phí vận chuyển khi đi cấp cứu
Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP là quy định về người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
Dẫn chiếu đến trường hợp của mẹ bạn, sẽ được thanh toán chi phí vận chuyển khi đi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh hoặc từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp Động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không?
Mọi thắc mắc về vấn đề Động kinh với bỏng nặng khuyết tật được hưởng BHYT hay không?; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–>Các mức hưởng BHYT khi khám bệnh chữa bệnh đúng tuyến
- Hướng dẫn điền mẫu C70a-HD cho lao động hưởng chế độ nhận nuôi con nuôi
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi bị bệnh huyết áp
- Chế độ tử tuất cho người mới tham gia bảo hiểm xã hội mà chết
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp có tháng lẻ
- Có được tạm dừng đóng tất cả các quỹ của BHXH do dịch Covid-19?