Dừng đóng bảo hiểm xã hội lâu ngày có được tiếp tục đóng
Dừng đóng bảo hiểm xã hội lâu ngày có được tiếp tục đóng? Tôi đóng bảo hiểm ở công ty cũ được 2 năm và nghỉ việc ở đó tới nay đã được 3 năm nhưng tôi vẫn chưa lấy sổ. Hiện nay, tôi chuẩn bị vào làm việc ở một công ty mới, tôi muốn đóng tiếp bảo hiểm vào sổ bảo hiểm xã hội cũ có được không? Thời gian đóng bảo hiểm của tôi có được cộng nối hay không khi mà tôi đã ngưng đóng bảo hiểm quá lâu như vậy. Xin Tổng đài giải đáp giúp cho tôi.
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi chưa đóng đủ 20 năm?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.“
Như vậy:
Người lao động khi nghỉ việc, dừng đóng bảo hiểm xã hội mà không đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định và chưa muốn lấy bảo hiểm xã hội 1 lần thì thời gian đã đóng sẽ được bảo lưu lại. Nếu người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được đóng tiếp vào sổ bảo hiểm xã hội trước đó vì theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì một người lao động chỉ được phép có một quyển sổ bảo hiểm:
“4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.“
Việc đóng tiếp quá trình đóng bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời gian dừng đóng là bao lâu; do đó, dù bạn đã nghỉ việc được 3 năm thì bạn vẫn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Khi chuyển sang làm việc tại công ty mới bạn chỉ cần cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cho công ty và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm, bạn cần nhanh chóng quay lại công ty cũ để nhận lại sổ bảo hiểm của mình.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Việc tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo đó nếu bạn đi làm ở công ty mới và đóng tiếp bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng các quyền lợi liên quan sau này sẽ được cộng dồn 2 quá trình đóng chưa nhận BHXH một lần mà không phụ thuộc vào việc bạn đã dừng đóng bao lâu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Dừng đóng bảo hiểm xã hội lâu ngày có được tiếp tục đóng, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hưởng thai sản theo số ngày ở phần ghi chú trên giấy ra viện
- Mức đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ khi tham gia BHXH là bao nhiêu?
- Mỗi tháng chỉ giải quyết nghỉ chế độ ốm đau 1 lần có đúng không?
- Có được nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa theo lương tối thiểu vùng mới?
- Điều kiện để NLĐ hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động