Được đóng bù BHXH tự nguyện trong trường hợp nào?
Tôi đóng BHXH từ 3/2015 đến 2/2017 thì nghỉ việc. Sau đó tôi không đi làm nữa. Đến 1/2021 tôi mới đi làm lại và đang đóng BHXH bắt buộc. Bây giờ tôi muốn đóng BHXH tự nguyện cho thời gian không đi làm từ 3/2017 đến 12/2020 để cho thời gian đóng BHXH của tôi được liên tục. Như vậy có được đóng bù BHXH tự nguyện không, mức đóng như thế nào?
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tham gia BHXH tự nguyện sau khi tham gia BHXH bắt buộc
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.”
Theo đó, pháp luật quy định cho phép đóng bù một lần cho những năm còn thiếu, tuy nhiên có hai trường hợp được phép đóng bù như sau:
Trường hợp thứ nhất, đóng bù cho những tháng đã tham gia BHXH tự nguyện chưa đóng:
Căn cứ Điều 12 Nghị định 134/2015-NĐ/CP:
“Điều 12. Thời điểm đóng
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.“
Theo đó, nếu bạn đang đóng BHXH tự nguyện nhưng bị tạm dừng do không đóng BHXH; nếu có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Trường hợp thứ hai, đóng bù cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu:
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015-NĐ/CP:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.“
Theo đó, nếu thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm và đã đến tuổi về hưu; bạn được đóng bù một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp của bạn chưa tham gia BHXH tự nguyện mà muốn đóng bù cho thời gian tham BHXH bắt buộc; trường hợp này không thuộc các trường hợp được đóng bù trên. Do đó, bạn không được đóng bù thời gian tham gia BHXH bắt buộc.
Trên đây là bài viết về vấn đề được đóng bù BHXH tự nguyện trong trường hợp nào?Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về BHXH như sau:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới
Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
Trên đây là tư vấn về các trường hợp được đóng bù BHXH tự nguyện. Nếu còn vấn đề thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Cấp bảo hiểm y tế miễn phí khi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Người giúp việc có đóng BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Làm việc cùng lúc ở 2 công ty thì đóng BHYT như thế nào?
- Mức hưởng BHXH một lần khi đóng BHXH được 11 tháng
- Thời hạn NLĐ phải nộp hồ sơ khi hưởng chế độ triệt sản năm 2023