Được phòng khám tư chuyển tuyến thì có được hưởng bảo hiểm không?
Bố tôi đi khám dạ dày ở phòng khám tư, không phải nơi đăng ký khám ban đầu và được các bác sỹ chỉ định nhập viện gấp vì bố tôi bị chảy máu dạ dày. Bố tôi nhập vào khoa cấp cứu của bệnh viện đại học Y Hà Nội. Sau vài giờ đồng hồ bố tôi được kiểm tra và theo dõi tại khoa cấp cứu thì bệnh viện xảy ra sự cố cháy chập điện.
Bố tôi được chuyển sang khoa nội của bệnh viện nằm theo dõi 1 ngày 1 đêm. Ngày hôm sau, bố tôi được chuyển sang khoa ngoại để làm các thủ tục trước khi mổ. Bố tôi có bảo hiểm bộ đội. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp được phòng khám tư chuyển tuyến như thế này thì bố tôi có được hưởng bảo hiểm không và bao nhiêu %?
- Mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến
- Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển viện được hưởng BHYT không?
- Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân có được BHYT chi trả?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức hưởng BHYT khi được phòng khám tư chuyển tuyến; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn nhập viện không phải nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến tới bệnh viện Đại học y Hà Nội (bệnh viện tuyến trung ương). Chính vì vậy, có 2 khả năng như sau:
+) Nếu trong hồ sơ bệnh án của phòng khám tư xác nhận bố bạn nhập viện trong tình trạng cấp cứu và sau đó được chuyển tuyến lên bệnh viện Đại học y Hà Nội thì vẫn sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh;
+) Nếu trong hồ sơ bệnh án của phòng khám tư không xác nhận bố bạn ở trong tình trạng cấp cứu thì nếu được chuyển tuyến lên tuyến trung ương thì chỉ được hưởng chi phí trái tuyến trung ương là 40% chi phí nằm viện nội trú.
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại, trong trường hợp này, tùy thuộc vào việc trong bệnh án của bệnh viện tư nhân có xác nhận bố bạn nhập viện trong tình trạng cấp cứu hay không. Nếu nhập viện trong tình trạng cấp cứu và được chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trung ương thì vẫn được hưởng 100% chi phí, nếu không được nhập viện trong tình trạng cấp cứu thì chỉ được hưởng 40% chi phí nằm điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học y Hà Nội.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Được phòng khám tư chuyển tuyến thì có được hưởng bảo hiểm không. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có giấy hẹn tái khám có cần phải xin lại giấy chuyển tuyến không?
Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh thì có được sử dụng BHYT không
- Thẻ bảo hiểm không ghi ngày hết hạn có dùng được không?
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm một lần theo quy định
- Nghỉ ốm đau, thai sản có cần phải đổi thẻ bảo hiểm y tế không?
- Năm 2023 cùng đóng BHXH ở 2 công ty có được không?