Ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ Bảo hiểm xã hội có sao không?
Cho tôi hỏi về ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ bảo hiểm. Sổ bảo hiểm của tôi bị ghi sai nơi cư trú so với chứng minh thư và sổ hộ khẩu do tôi đã lấy chồng và chuyển sang hộ khẩu bên gia đình chồng. Trường hợp này tôi có phải bắt buộc điều chỉnh thông tin đó hay không? Thủ tục như thế nào? Đến khi tôi nhận BHXH một lần thì ngoài sổ BHXH còn cần những gì nữa? Tôi nộp lên thì khi nào được giải quyết và có bắt buộc phải lên nhận tiền mặt tại BHXH hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ Bảo hiểm xã hội có sao không tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ Bảo hiểm xã hội có sao không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Mục 4 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, những trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
+) Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng; gộp hoặc thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.
+) Sổ bảo hiểm xã hội sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
+) Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.
Do đó
Sổ bảo hiểm xã hội của bạn ghi sai nơi cư trú so với chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu không thuộc một trong các trường hợp phải làm thủ tục cấp lại. Do đó, bạn không cần cấp lại sổ bảo hiểm trong trường hợp này và điều này cũng không ảnh hưởng đến các quyền lợi về bảo hiểm của bạn.
Thứ hai, về hồ sơ để hưởng BHXH một lần
Theo Điều 6 Quyết định 166/2016/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Như vậy, để hưởng BHXH một lần, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Sổ Bảo hiểm xã hội đã chốt;
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, bạn cần xuất trình chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân (bản chính) và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Có được ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần không?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Thứ ba, về thời hạn giải quyết hưởng BHXH một lần
Căn cứ Điều 7 Quyết định 166/2016/QĐ-BHXH có quy định:
“Điều 7. Giải quyết và chi trả
b) Thời hạn giải quyết:
… b3) Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần, trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Theo đó, bạn sẽ được giải quyết hưởng BHXH một lần trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Nếu cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bạn.
Thứ tư, về cách thức để nhận tiền BHXH một lần
Căn cứ Mục 4 Phần C được ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 24/6/2019) hướng dẫn thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
“4.2 Cách thức thực hiện
2. NLĐ nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
– Bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH hoặc bưu điện.
– Thông qua tài khoản ATM của NLĐ”.
Theo đó, ngoài việc nhận tiền BHXH một lần bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH hoặc bưu điện bạn có thể nhận tiền thông qua tài khoản ATM của mình.
Cụ thể, mẫu đơn đề nghị hưởng BHXH một lần 14-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH có nội dung như sau:
“Hình thức nhận tiền lương hưu/trợ cấp BHXH (9)
Tiền mặt Tại cơ quan BHXH Qua tổ chức dịch vụ BHXH
ATM: Chủ tài khoản ………………………………. Số tài khoản ……………….. Ngân hàng …………………………………. Chi nhánh ………………………………”
Bạn cần đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.
Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
Trên đây là bài viết về vấn đề Ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ Bảo hiểm xã hội có sao không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Ghi nhầm số tài khoản khi làm hồ sơ hưởng BHXH một lần
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Ghi sai địa chỉ thường trú trên sổ Bảo hiểm xã hội có sao không; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội
- Trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
- Bảo hiểm thai sản là do bảo hiểm chi trả hay bảo hiểm công ty chi trả?
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Em bé mất sau sinh có được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con không?
- Giải quyết nghỉ thai sản trùng với đợt nghỉ hè của giáo viên