Ghi thêm thời gian nghỉ ốm đau trên giấy ra viện
Tổng đài tư vấn cho tôi hỏi: ai là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hưởng BHXH? Trong trường hợp nằm viện nội trú mà được nghỉ cho những ngày sau khi ra viện thì thời gian nghỉ ốm đau đó có cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nữa không?
- Mức hưởng chế độ ốm đau
- Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo pháp luật hiện hành
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Ghi thêm thời gian nghỉ ốm đau trên giấy ra viện, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 20, Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền và hình thức giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội:
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động.
– Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
Thứ hai, về hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, đối với trường hợp điều trị nội trú mà sau khi ra viện người bệnh cần nghỉ để điều trị thêm thì trong giấy ra viện ghi thêm số ngày nghỉ ốm đau ở phần ghi chú mà không cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho thời gian điều trị ngoại trú này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau một năm là bao nhiêu?
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau được xác định như thế nào?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Ghi thêm thời gian nghỉ ốm đau trên giấy ra viện. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Lao động nam có được hưởng chế độ nghỉ việc để đưa vợ đi khám thai?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa từ tháng 1/2021
- Thời gian thông báo khi có việc làm mới là khi nào?
- Gián đoạn 5 tháng thì còn cách nào để được tính là tham gia BHYT 5 năm liên tục?
- Nghỉ không có giấy chỉ định từ bệnh viện thì có được hưởng thai sản hay không?