Giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến năm 2023
Bố tôi bị tai nạn và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, trong hồ sơ bác sĩ có xác nhận là trường hợp cấp cứu sau đó được bác sĩ chuyển xuống BV tuyến dưới để điều trị tiếp thì có được hưởng BHYT khi chuyển viện không? Gia đình tôi có được hỗ trợ chi phí vận chuyển không? Và giấy chuyển viện có thời hạn trong bao lâu ạ?
- Giấy chuyển tuyến có thể dùng trong thời hạn bao lâu?
- Thời hạn giấy chuyển tuyến được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được hưởng BHYT khi chuyển xuống BV tuyến dưới không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Như vậy, bố bạn đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh, sau giai đoạn cấp cứu được chuyển sang bệnh viện tuyến dưới để tiếp tục điều trị thì bố bạn vẫn được xác định là trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến BHYT.
Thứ hai, sau cấp cứu chuyển tuyến dưới có được hỗ trợ chi phí vận chuyển không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Như vậy, chi phí vận chuyển chỉ được áp dụng khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở KCB tuyến huyện lên tuyến trên. Bố bạn đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh sau đó được bệnh viện chuyển xuống tuyến dưới để tiếp tục điều trị nên không thuộc trường hợp được hưởng chi phí vận chuyển BHYT.
Thứ ba, giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau :
“1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
Như vậy, giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến sẽ phụ thuộc vào thời gian điều trị bệnh của bố bạn, cụ thể như sau:
+ Nếu bệnh của bố bạn thuộc loại bệnh phải điều trị dài ngày được quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 40/2015/TT-BYT thì thời hạn sử dụng giấy chuyển tuyến sẽ đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó, nếu đến thời hạn này mà chưa điều trị xong thì giấy sẽ có giá trị đến hết đợt điều trị nội trú đó.
+ Nếu bệnh của bố bạn thuộc loại bệnh phải điều trị ngắn ngày thì thời hạn của giấy chuyển tuyến sẽ được ghi trong giấy chuyển tuyến mà bệnh viện cấp.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Tiếp tục điều trị sau cấp cứu thì có được xác định là đúng tuyến BHYT?
Chuyển tuyến sau điều trị cấp cứu có được hưởng BHYT hay không?
- Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng loại bảo hiểm nào không?
- Người về hưu theo diện tinh giản biên chế có được hưởng chế độ tử tuất không?
- Hồ sơ dưỡng sức sau ốm đau có cần giấy chứng nhận sức khỏe không?
- Người nước ngoài có thẻ tạm trú thì có mua được thẻ BHYT hay không?
- Điều kiện về hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động 63%