Giải quyết các chế độ khi tham gia đóng BHXH tự nguyện
Em hiện nay đang làm tự do em có 1 số vấn đề thắc mắc như sau: Thứ nhất, em đang đóng BHXH tự nguyện được 4 tháng, theo thông tin em được biết là người đóng BHXH tự nguyện được hưởng quyền lợi về hưu trí và tử tuất đúng không ạ? Vậy những quyền lợi khác về thai sản, bị ốm đau cũng không có ạ? Thứ hai, nếu em đậu công chức thì sổ BHXH tự nguyện có được nhà nước công nhận không? Hay họ sẽ làm sổ mới và em đóng bảo hiểm xã hội lại ạ? Em xin cảm ơn ạ.
- Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
- Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn . Nội dung câu hỏi giải quyết các chế độ khi tham gia đóng BHXH tự nguyện của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải quyết các chế độ khi tham gia đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử tuất và không có chế độ ốm đau, thai sản. Chế độ ốm đau và thai sản chỉ áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bạn chỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi bạn tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản.
Thứ hai, có phải cấp sổ mới khi tham gia BHXH bắt buộc không?
Căn cứ vào quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
.“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”
Đồng thời, căn cứ tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định về xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH, trong đó:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:”
Như vậy, các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, vì thế khi bạn đỗ công chức bạn sẽ được tham gia đóng BHXH bắt buộc và bạn phải dừng việc tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện trước của bạn sẽ được bảo lưu, cộng dồn tiếp vào thời gian đóng BHXH bắt buộc sau này của bạn để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, hiện nay mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội nên khi đi đăng ký tham gia bảo hiểm tự nguyện mà trước đó bạn đã có sổ bảo hiểm rồi thì bạn phải đóng tiếp vào cuốn sổ BHXH mà không cần phải xin cấp lại sổ BHXH mới.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết các chế độ khi tham gia đóng BHXH tự nguyện.
Nếu trong quá trình giải quyết về vấn đề giải quyết các chế độ khi tham gia đóng BHXH tự nguyện, còn gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Tư vấn về đối tượng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
Có được chuyển từ BHXH tự nguyện sang bắt buộc hay không?
- Có gộp được sổ BHXH khi có CMND và sổ hộ khẩu khác nhau
- Không phải đóng BHYT cho thời gian còn lại của thẻ khi nghỉ việc
- Nghỉ ốm quá ngày nghỉ tối đa thì có được nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế?
- Đóng Bảo hiểm 10 tháng lãnh được bao nhiêu tiền?
- Có bắt buộc phải chốt sổ BHXH khi người lao động nghỉ việc không?