Giải quyết chế độ tử tuất khi không có thân nhân hưởng chế độ
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về giải quyết chế độ tử tuất khi không có thân nhân hưởng chế độ. Bác em mới qua đời và mới hưởng chế độ lương hưu 8 tháng. Bác em không có gia đình hay con cái. Bố mẹ bác cũng đã mất. Hiện tại chỉ có anh chị em ruột. Vậy cho em hỏi là chế độ hưởng tử tuất 1 lần quy định cho người thân trong gia đình được hưởng. Vậy “người thân” ở đây có áp dụng cho anh chị em ruột không ạ? Xin cảm ơn!
- Chế độ tử tuất cho người có cả thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện
- Giải quyết trợ cấp tử tuất cho người bị tai nạn lao động
- Cách điền tờ khai của thân nhân hưởng chế độ tử tuất 09a-HSB
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi chúng tôi. Với câu hỏi giải quyết chế độ tử tuất khi không có thân nhân hưởng chế độ; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Theo đó, thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp hưởng tuất một lần:
“4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, khi mà không có thân nhân quy định nêu trên thì trợ cấp tuất một lần sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế. Và theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chia thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, theo pháp luật thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, thì hàng thừa kế thứ hai bao gồm anh ruột, chị ruột, em ruột sẽ được hưởng thừa kế và được hưởng các phần bằng nhau.
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp của bác bạn khi không có thân nhân hưởng chế độ tử tuất quy định theo Luật bảo hiểm xã hội 2014; thì trợ cấp tuất một lần sẽ được chia theo pháp luật thừa kế cho hàng thừa kế thứ hai (bao gồm anh, chị, em ruột) sẽ được hưởng khoản trợ cấp đó.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Giải quyết chế độ tử tuất khi không có thân nhân hưởng chế độ. Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Chế độ cho thân nhân người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng chết
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về giải quyết chế độ tử tuất khi không có thân nhân hưởng chế độ vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có thể nộp hồ sơ hưởng TCTN ở nơi có giấy tạm trú không?
- Có được xin cấp lại giấy ra viện khác khi giấy ký không đúng thẩm quyền không?
- Vợ sinh đôi thì chồng được hưởng chế độ thai sản thế nào?
- Hướng dẫn mới nhất về cách tính 12 tháng trước sinh
- Trách nhiệm thành lập đoàn điều tra TNLĐ khi có 1 NLĐ bị thương nặng