19006172

Giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên

Giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên

Tôi là giáo viên và có 1 tháng nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của trường. Vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù 1 tháng đó hay không? Vì tôi nghe ở trường bảo tôi chỉ được nghỉ có mười mấy ngày thôi. Hồ sơ thai sản mà giáo viên chúng tôi phải nộp cho nhà trường là những giấy tờ gì? Tôi có được nghỉ thêm những ngày nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con không? Mức hưởng của tiền dưỡng sức tính theo tiền lương cơ bản hay sao ạ? Tôi cám ơn nhiều nhé!


Nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về việc Giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên

Căn cứ Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè quy định như sau:

“3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động.

Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”

Theo quy định trên, thời gian nghỉ hè của giáo viên sẽ được tính vào thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.

– Sau thời gian nghỉ thai sản và nghỉ hè đó, trường học của bạn sẽ bố trí ngày nghỉ thêm theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019; tương đương với nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm trong điều kiện bình thường và cứ 5 năm làm việc thì sẽ được nghỉ thêm 1 ngày làm việc. Thời gian nghỉ thêm này sẽ được hưởng nguyên lương.

– Nếu trường học không bố trí được ngày nghỉ cho bạn thì phải thanh toán số ngày nghỉ cho bạn bằng tiền theo quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức hưởng khi giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè

Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2.2. Lao động nữ sinh con:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

đ) Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy t sau:

đ1) Trường hp điều trị nội trú: Bn sao giy ra viện hoặc tóm tt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưng thai.

đ2) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưng thai.

đ3) Trường hợp phải GĐYK: Biên bản GĐYK.”

Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con cho trường học. 

Nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè

Tổng đài tư vấn chế độ thai sản Online 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về chế độ dưỡng sức sau khi sinh

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Như vậy, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của bạn chưa phục hồi thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sau khi nghỉ phép năm không?

Thứ tư, về mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng dưỡng sức:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở:

“Điều 3. Mức lương cơ sở

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”

Vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản của bạn một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mà mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 là 1.490.000 đồng nên mức hưởng chế độ dưỡng sức của bạn được tính tùy vào số ngày nghỉ như sau:

1.490.000 đồng x 30% x Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên. 

Nếu còn vướng mắc về Giải quyết khi nghỉ thai sản trùng với lịch nghỉ hè của giáo viên bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

->Nghỉ dưỡng sức sau sinh trùng với nghỉ hè của giáo viên

luatannam