Nội dung câu hỏi:
Tôi là nữ đã đóng bảo hiểm được 20 năm nhưng nghỉ việc sớm để hưởng lương hưu. Nhưng tôi nghe nói sang năm sẽ tăng tuổi nghỉ hưu tiếp; mà giờ tôi mới 53 tuổi nên muốn đi giám định để về hưu luôn. Vậy tôi phải bị suy giảm bao nhiêu % mới về hưu được? Tôi có phải nhờ công ty cũ mà tôi nghỉ việc trước đó giới thiệu cho tôi đi không? Tôi muốn giám định y khoa tại TP Hồ Chí Minh thì đến địa chỉ nào? Khi đi tôi cần mang theo giấy tờ gì?
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp?
- Trả chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động khi nghỉ hưu
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo diện suy giảm khả năng lao động.
Căn cứ theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Khi đối chiếu tuổi nghỉ hưu bình thường của người lao động được quy định tại khoản 2 điều 169 bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu bình thường của lao động nam năm 2024 là 61 tuổi và tuổi nghỉ hưu bình thường của lao động nữ năm 2024 là 56 tuổi 4 tháng. Chính vì thế, đối với lao động nam về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì phải đủ 56 tuổi với người có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động 61% tới 80%, đủ 51 tuổi với người có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với lao động nữ về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì phải đủ 51 tuổi 4 tháng với người suy giảm khả năng lao động từ 61% tới 80%, đủ 46 tuổi 4 tháng với người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trường hợp của bạn là lao động nữ, năm nay 53 tuổi thì bạn có thể về hưu theo diện suy giảm khả năng lao động 61% tới 80%
Đã nghỉ việc có cần công ty cũ giới thiệu đi giám định để nghỉ hưu hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 11. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu”.
Theo đó, bạn đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để chờ hưởng lương hưu thì bạn sẽ tự đề nghị Hội đồng giám định y khoa giám định; không cần công ty cũ của bạn phải giới thiệu.
Giám định y khoa tại TP. Hồ Chí Minh thì đến địa chỉ nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định”.
Như vậy, trường hợp giám định y khoa lần đầu để hưởng lương hưu được thực hiện tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh sẽ giám định cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
Bạn ở TP. Hồ Chí Minh thì sẽ tới Hội đồng giám định y khoa TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ 105 Bùi Hữu Nghĩa, phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện giám định.
Điện thoại: (028) 3922 5351.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giám định y khoa khi nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ pháp luật: khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sau đây viết tắt là Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
3. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
– Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
– Giấy xác nhận khuyết tật;
– Giấy ra viện;
– Sổ khám bệnh;
– Phiếu khám bệnh;
– Phiếu kết quả cận lâm sàng;
– Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
– Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”.
Đối chiếu với quy định vừa nêu, bạn là người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và đang bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình. Do đó, hồ sơ giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động của bạn cần có:
– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Giấy ra viện;
+ Sổ khám bệnh;
+ Phiếu khám bệnh;
+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;
+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giám định nghỉ hưu trước tuổi diện suy giảm khả năng lao động, do bạn cư trú tại thành Phố Hồ Chí Minh nên bạn nộp hồ sơ tại Hội đồng giám định y khoa TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ 105 Bùi Hữu Nghĩa, phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện giám định.
Điện thoại: (028) 3922 5351.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ hưu trí 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Nghỉ hưu sớm đối với lao động nam làm công việc nặng nhọc độc hại
- Xác định tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
- Mức suy giảm sức khỏe theo quy định để nam 53 tuổi được về hưu sớm
- Hợp đồng lao động hết hạn khi đang nghỉ thai sản có được gia hạn không?
- Cách tính tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?