Giảm không lương trước khi sinh 1 tháng thì công ty có bị thanh tra không
Anh chị cho em hỏi về chế độ thai sản với ạ. Hiện tại bên em có 1 Lao động đóng bảo hiểm từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020 (đã đóng được 7 tháng). Đến tháng 4/2020 thì Công ty em cho cả Công ty nghỉ do dịch Covid-19. Lao động này dự kiến 23/5 sinh em bé. Nếu tháng 4 em báo giảm lao động nghỉ không lương và đồng thời Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. Đến đầu tháng 5 em báo giảm thai sản cho lao động này. Như vậy chế độ thai sản của người lao động này có bị ảnh hưởng không? Và người lao động này đóng bhxh vừa được 7 tháng sau đó công ty lại báo giảm không lương trước khi sinh thì doanh nghiệp có bị thanh tra không ạ?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao lâu?
- Nghỉ việc có được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản?
Luật sư tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi có 1 tháng nghỉ việc không lương
Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, theo quy định thì nếu lao động nữ đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Người lao động bên công ty bạn dự sinh vào ngày 23/05/2020, tháng 4 đơn vị báo giảm nghỉ không lương nhưng người lao động vẫn đóng BHXH được 07 tháng trước khi sinh nên người lao động này vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Việc báo giảm nghỉ việc không lương không ảnh hưởng đến chế độ thai sản của người lao động sau khi sinh con.
Thứ hai, về việc đóng BHXH được 07 tháng trước khi sinh có bị thanh tra không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a mục 2 Công văn 2388/BHXH -CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:
“2. Một số nội dung cần thực hiện khi giải quyết chế độ:
a) Đối với chế độ ốm đau, thai sản:
– Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH… để phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại mục 2 Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012 về ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản quy định:
“2. Đối với hồ sơ đã giải quyết hoặc đang đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2012 đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc, không có tiền lương hoặc tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản, đồng thời báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm; những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật.”
Như vậy, theo quy định này thì nếu thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 06 tháng đến 08 tháng thì khi đơn vị nộp hồ sơ ra cơ quan bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương… để xác định thời gian đóng BHXH của người lao động. Do đó, nếu BHXH nghi ngờ đơn vị bạn gian lận việc đóng BHXH cho người lao động để cho người lao động hưởng chế độ thai sản thì BHXH có quyền yêu cầu đơn vị bạn giải trình việc đóng BHXH của bạn nếu đơn vị không giải trình được thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành thanh tra đơn vị.
- Dịch covid Chính Phủ cho phép tạm dừng đóng BHXH đúng không?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức có phải nằm trong 30 ngày đầu trở lại làm việc?
- Thủ tục thay đổi hình thức nhận lương hưu?
- Đóng 4 tháng bảo hiểm được hưởng trợ cấp thai sản khi vợ sinh không?
- Giải quyết khi sinh viên tham gia cùng lúc hai thẻ BHYT như thế nào?