Giảm trùng thời gian đóng bảo hiểm
Chào Luật sư. Tôi có trường hợp như sau xin nhờ tư vấn giúp. Công ty tôi có một nhân viên có thời gian đóng bảo hiểm trùng 2 tháng tại hai công ty. Vừa qua công ty tôi chốt sổ thì bảo hiểm yêu cầu phải thực hiện thủ tục giảm trùng có đúng không? Tôi xin hỏi thủ tục giảm trùng gồm những gì?
- Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
VIDEO: HƯỚNG DẪN GIẢM TRÙNG THỜI GIAN ĐÓNG BHXH
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ quy định tại khoản 6 Mục I Công văn số: 3663/BHXH-THU:
“I. Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:
6. NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có)”.
Như vậy, trường hợp người lao động có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, do đó bên bảo hiểm trả lời bạn như vậy là đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, về thủ tục,
Căn cứ Điều 26 Quyết định 505/QĐ-BHXH và mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ 606a thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
“Người tham gia:
1 Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
2 Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
3 Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết
II Đơn vị:
1 Báo cáo tình hình lao động và Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
2 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (trường hợp đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền)
3 Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)”
Như vậy, để báo giảm trùng bảo hiểm xã hội thì người tham gia và đơn vị đứng ra làm thủ tục kê khai cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đối với người tham gia:
+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
+) Sổ BHXH
– Đối với đơn vị đồng ý đứng ra làm thủ tục kê khai:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Sau khi giảm trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền bạn đã đóng trùng bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả lại.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội năm 2016
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc xin vui lòng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đang nhận thất nghiệp mà sắp thực hiện án phạt tù có ảnh hưởng gì không?
- Không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ khi sẩy thai?
- Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định năm 2021?
- Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại bưu điện có được không?
- Người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?