Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào?
Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào? Con trai em có thẻ bảo hiểm ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến huyện. Nhưng em cho con đi khám ở viện 103 mà không có giấy chuyển tuyến. Nay đã khám xong và hết 380 000 đồng em chưa thanh toán. Vậy bây giờ em về xin giấy chuyển viện thì có được chi trả không? Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào?
- Khám bệnh trái tuyến tỉnh có cần giấy chuyển tuyến?
- Bệnh không có trong giấy chuyển tuyến có được hưởng BHYT không?
- KCB ở bệnh viện huyện tỉnh khác có phải xin giấy chuyển tuyến không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi giấy chuyển tuyến được cấp khi nào; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.”
Như vậy:
Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng theo chỉ định của cơ sở ý tế chuyển đi, kể từ ngày ký. Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần xuất trình thẻ BHYT và giấy chuyển tuyến.
Theo thông tin cung cấp, con bạn có thẻ BHYT ghi nơi đăng ký ban đầu là tuyến huyện. Nhưng bạn cho con đi khám ở viện 103 mà không có giấy chuyển tuyến. Nay đã khám xong và bạn muốn về xin giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên việc này là không hợp lệ. Bởi giấy chuyển tuyến này phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển con trai bạn đi cấp trước khi con bạn đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện 103. Trường hợp này được coi là khám chữa bệnh trái tuyến. Bạn vẫn phải tự chi trả 380.000 đồng chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện 103.
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại, giấy chuyển tuyến được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi cấp cho người bệnh khi chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Trường hợp của bạn đã đưa con đi khám tại Bệnh viện 103 mà sau đó mới xin giấy chuyển tuyến là không hợp lệ. Do đó, bạn vẫn phải tự chi trả 380.000 đồng chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện 103.
Trên đây là tư vấn cho câu hỏi giấy chuyển tuyến được cấp khi nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Có thể chuyển viện từ tuyến huyện lên tuyến trung ương được không?
Khám chữa bệnh trái tuyến bệnh viện 103 Hà Nội
Trên đây là quy định của pháp luật về: Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đã nghỉ làm 2 năm có được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần không?
- Nghỉ việc ở công ty có được hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu?
- Ủy quyền lên nhận quyết định hưởng TCTN trong đợt dịch Covid
- Cách tham gia BHYT hộ gia đình tại TP. HCM trong thời gian dịch Covid
- Đi làm khi chưa nghỉ hết thai sản có phải đóng BHYT?