Giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế
Tôi bị bệnh tim, đi khám tại BV Quận 7 và được chuyển tuyến lên BV Trưng Vương. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị tình hình bệnh của tôi lại nặng thêm nên BV đã chuyển tôi lên bệnh viện Tim tp. Hồ Chí Minh. Khi lên đây BV này lại đòi tôi cả giấy chuyển tuyến của BV Quận 7, nhưng giấy đó bên BV Trưng Vương đã giữ nên tôi không lấy được. Vậy BV Tim làm thế có đúng không?
- Thời hạn sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ bảo hiểm y tế
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Tái khám chữa bệnh có lịch hẹn khi chuyển tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp này bạn đã chuyển tuyến 2 lần và có 2 giấy chuyển tuyến. Lần thứ nhất từ bệnh viện Quận 7 lên bệnh viện Trưng Vương. Lần thứ hai từ bệnh viện Trưng Vương lên bệnh viện Tim tp. Hồ Chí Minh. Khi bạn chuyển lên bệnh viện Trưng Vương thì bệnh viện đã giữ giấy chuyển viện của bạn để lưu vào hồ sơ và không trả lại, đây là trình tự thủ tục của bệnh viện và bệnh viện này đã làm đúng quy định. Tuy nhiên tại bệnh viện Tim tp. Hồ Chí Minh họ lại đòi lại cả giấy chuyển viện này.
Căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
“Điều 12. Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, khi nhập viện điều trị tại bệnh viện Tim tp.Hồ Chí Minh bạn chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến từ bệnh viện Trưng Vương mà không cần giấy của bệnh viện Quận 7. Bệnh viện Tim tp. Hồ Chí Minh đòi thêm cả giấy chuyển tuyến này là không cần thiết và bạn không cần phải nộp.
Hy vọng rằng với sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề cho bạn. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi có giấy chuyển tuyến
Giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến năm 2020
- Tai nạn giao thông trên đường đi công tác có được hưởng chế độ của tai nạn lao động
- Mắc bệnh có được rút BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện không?
- Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Những điểm mới của chế độ thai sản trong dự thảo luật BHXH
- Lao động nữ nghỉ thai sản có được cộng thêm ngày nghỉ tết?