Giấy ra viện trong hồ sơ hưởng ốm đau cần đáp ứng điều kiện gì?
Chào quý luật sư, gia đình tôi có trường hợp này mong được luật sư tư vấn: Con tôi vừa mới sinh xong thì vài ngày sau con tôi bị ốm nhưng con tôi chưa được cấp giấy khai sinh thì có được giải quyết ốm đau không? Trên giấy ra viện của con tôi chỉ ghi tên con mà không có tên của bố mẹ thì tôi có được hưởng chế độ khi con ốm không? Giấy ra viện cần đáp ứng điều kiện gì vậy? Tôi phải làm thế nào?
- Mức hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm
- Hồ sơ hưởng chế độ khi con ốm theo quy định pháp luật hiện hành
Dịch vụ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, con bị ốm nhưng chưa được cấp giấy khai sinh có được hưởng ốm đau?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:
“2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.”
Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp điều trị nội trú chỉ cần nộp giấy ra viện. Do đó, con bạn chưa được cấp giấy khai sinh không làm ảnh hưởng đến việc bạn nộp hồ sơ hưởng chế độ khi con ốm.
Thứ hai, giấy ra viện trong hồ sơ hưởng ốm đau cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hình thức của giấy ra viện:
“Điều 21. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.”
Bên cạnh đó, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT về giấy ra viện như sau:
“III. Phần ghi chú:
– Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.”
Như vậy, trên giấy ra viện của con cần phải ghi đầy đủ tên bố và mẹ để làm căn cứ giải quyết chế độ. Nếu giấy ra viện của con bạn không ghi tên bạn thì bạn không thể hưởng chế độ khi con ốm. Chính vì vậy, bạn cần đề nghị bác sĩ ghi thêm tên của bố, mẹ để có thể nộp hồ sơ theo đúng quy định.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có cần nộp giấy khai sinh để giải quyết chế độ ốm đau khi con ốm không?
Cả cha và mẹ cùng nghỉ việc để chăm con ốm có được không