Hồ sơ báo giảm thai sản khi NLĐ nghỉ sinh gồm những giấy tờ gì?
Cho tôi hỏi công ty tôi có bạn nhân viên tới đầu tháng 10/2020 sẽ nghỉ chế độ thai sản. Vậy, hồ sơ báo giảm thai sản khi NLĐ nghỉ sinh gồm những giấy tờ gì? Tôi có thể báo giảm bạn này vào thời điểm nào hay báo giảm lúc nào cũng được ạ?
- HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản thì công ty có phải báo giảm không
- Có phải báo giảm bảo hiểm cho người nghỉ hưởng thai sản không?
Dịch vụ tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ báo giảm thai sản khi NLĐ nghỉ sinh gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về hồ sơ thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ việc như sau:
“1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Bên cạnh đó, từ ngày 18/08/2020 người sử dụng lao động sẽ phải kê khai theo mẫu D02-LT để danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thay thế cho mẫu D02-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Như vậy, để báo giảm lao động nghỉ thai sản, đơn vị bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) nếu có.
Thứ hai, báo giảm thai sản cho người lao động nghỉ sinh vào thời điểm nào?
Căn cứ Công văn số 1734/BHXH-QLT của Bảo hiểm xã hội về thời hạn khai báo hồ sơ như sau:
“10. Thời hạn khai báo hồ sơ
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Đồng thời, căn cứ tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”.
Như vậy, thời điểm báo giảm sẽ phụ thuộc vào số ngày làm việc của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động của công ty bạn nghỉ sinh vào đầu tháng 10/2020, nên công ty bạn sẽ lập hồ sơ báo giảm cho người lao động nghỉ thai sản từ ngày 28 đến ngày 30/09/2020 để không phải đóng tiền BHYT.
Nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thời điểm báo tăng lao động quay trở lại làm việc khi nghỉ xong thai sản
Có bị xử phạt khi báo tăng lao động chậm 2 tháng so với quy định?
- Giảm không lương trước khi sinh 1 tháng thì công ty có bị thanh tra không
- Có thể thông báo việc làm sớm hơn lịch hẹn để về quê ăn tết không?
- Thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi
- Nghỉ ốm dài ngày sau đó sinh con có được hưởng thai sản không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi trái tuyến của đối tượng BT2