19006172

Hồ sơ cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995

Hồ sơ cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995

Tôi làm việc ở Long an 13 năm, nay 60 tuổi xin nghỉ việc, BHXH Long An chốt sổ và tôi có 13 năm đóng BHXH trên sổ. Từ 1985 đến 1994 tôi làm việc trong cơ quan Nhà nước ở TP.HCM, có đóng BHXH 9 năm nhưng không có sổ. Nay tôi cư trú tại Q.5 tpHCM, tôi có thể mang giấy tờ đến BHXH Quận 5 để làm thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH không và cần giấy tờ gì? Xin cảm ơn. 



Cộng nối thời gian đóng BHXH

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bác Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 6 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 123. Quy định chuyển tiếp

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.”

Do đó, thời gian đóng BHXH từ 1984 đến 1994 tại cơ quan Nhà nước của bác mà không có sổ BHXH thì vẫn được tính là thời gian đóng BHXH nếu thời gian này chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

3.1. Thành phần hồ sơ

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).

b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).

3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Cộng nối thời gian đóng BHXH

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo đó, căn cứ quy định trên và Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH thì bác cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

+ Sổ BHXH đã được cấp;

+ Hồ sơ kèm theo: Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương…;

+ Có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần;

Bác mang các giấy tờ này đến cơ quan BHXH Quận 5 để làm thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH từ năm 1984 đến 1994. Cơ quan BHXH Quận 5 sẽ chuyển hồ sơ của bác đến cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc thẩm định và xác nhận thời gian đóng BHXH này. Sau khi hoàn thành thủ tục cộng nối thì bác làm hồ sơ để hưởng lương hưu theo quy định pháp luật.

Trên đây là bài viết về vấn đề hồ sơ cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995. Ngoài ra, bác vui lòng tham khảo thêm bài viết: 

Tự nghỉ việc trước năm 1995 có được cộng nối thời gian tham gia BHXH

Thủ tục cộng nối thời gian tham gia quân đội vào bảo hiểm xã hội

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam