Nội dung câu hỏi:
Bà tôi năm nay 80 tuổi và không thuộc diện hộ gia đình nghèo, không có lương hưu cũng như bất kỳ khoản trợ cấp nào. Nghe nói người cao tuổi sẽ được hưởng trợ cấp xã hội và hồ sơ hưởng quy định như thế nào? Mong công ty tư vấn giúp tôi!
- Hỗ trợ mai táng phí cho người cao tuổi
- Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo
- Người cao tuổi không hưởng lương hưu được quyền lợi bảo hiểm y tế gì không?
Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Trợ cấp cho người cao tuổi
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì đối tượng được trợ cấp hàng tháng bao gồm:
“a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng”.
Như vậy:
Bà của bạn năm nay 80 tuổi, không thuộc hộ gia đình nghèo và không có lương hưu cũng như bất cứ khoản trợ cấp nào nên bà thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ hàng tháng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
Theo điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì mức trợ cấp được tính như sau:
“1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
l) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;”
Mức chuẩn trợ cấp theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng “1. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng”. Do đó, mức trợ cấp hàng tháng mà bà bạn nhận được là 270.000 × 1 = 270.000 đồng/tháng.
Tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP về cấp thẻ bảo hiểm y tế:
“1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định này“.
Như vậy, ngoài khoản trợ cấp hàng tháng bằng 270.000 đồng thì bà bạn còn được Nhà nước được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội
Căn cứ Điều 7 Nghị định 136/2013/NĐ-CP hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc diện trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng và nơi tiếp nhận
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mang thai đến tháng thứ 5 thì nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
- Bệnh viện 175 – TPHCM có khám bệnh vào cuối tuần không?
- Có được đi làm việc tiếp khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu?
- Hướng dẫn cách kê khai mẫu 01B-HSB khi NLĐ bị sảy thai
- Có thể mua BHYT cho người nước ngoài theo đối tượng hộ gia đình không?