Hồ sơ giám định khi người mẹ không đủ sức chăm con sau sinh
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức chăm con sau khi sinh. Nghe nói, ngày 1/3/2018 có thông tư mới hướng dẫn về trường hợp này, mong tổng đài tư vấn giúp.
- Chế độ thai sản khi nhận nuôi con 03 tháng tuổi
- Nghỉ việc tại công ty có được hưởng chế độ thai sản không?
- Chế độ thai sản khi nhận con nuôi mà cả cha và mẹ đều tham gia BHXH năm 2018
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hồ sơ giám định khi người mẹ không đủ sức chăm con sau sinh tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ:
“5. Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”
Theo đó, điểm đ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Như vậy, hồ sơ khám giám định khi người mẹ không đủ sức chăm con sau sinh bao gồm:
– Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Theo điểm Khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa. Trường hợp người lao vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã thôi việc mới nhất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về hồ sơ giám định khi người mẹ không đủ sức chăm con sau sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Mức hỗ trợ học nghề của người lao động là bao nhiêu?
- Cách tính mức hưởng những ngày nghỉ sảy thai năm 2023
- Nghỉ thai sản xong có được hưởng thất nghiệp không?
- Khám chữa bệnh BHYT mất bao nhiêu tiền sẽ được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục?
- Điều trị vết thương tái phát có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?