Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu
Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu. Tôi bị tai nạn lao động và đã được công ty giới thiệu đi giám định y khoa ở Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và có kết quả bị suy giảm 12% khả năng lao động. Tuy nhiên tôi không đồng ý với kết quả giám định y khoa này nên muốn đi giám định lại thì có được không? Cơ quan nào thực hiện việc giám định lại? Tôi xin cảm ơn.
- Phân biệt tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ
- Ủy quyền thực hiện thủ tục giám định mức độ suy giảm khả năng lao động
- Hồ sơ giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị gãy tay
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu đến tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Căn cứ Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương
1. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau đây:
b) Cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;”
Theo đó, Hội đồng GĐYK cấp Trung ương sẽ thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết trong trường hợp bạn không đồng ý với kết quả giám định y khoa của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 và Khoản 4 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 9. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu,
trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.”
“Điều 11. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.”
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp bạn không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu thì bạn có thể nộp Đơn đề nghị giám định phúc quyết đến Hội đồng giám định y khoa nơi đã giám định cho bạn. Thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết cho bạn gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương để bạn được giám định.
Khi giám định phúc quyết, Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương tiến hành giám định cho bạn.
Trên đây là bài viết về vấn đề Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Làm gì khi không đồng ý với kết quả giám định lần đầu?
Quy định về giấy chứng nhận thương tích trong hồ sơ giám định sức khỏe
Nếu còn vướng mắc liên quan đến Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tự mua BHYT ở địa phương trong thời gian chờ hưởng BHXH một lần
- Thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ BHYT bị sai
- Công ty cần làm gì khi muốn ngưng đóng BHXH cho nhân viên?
- Hướng dẫn cách điền mẫu 01B-HSB và hồ sơ thai sản khi NLĐ bị sảy thai
- Trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động theo quy định hiện hành