Hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu cho quân nhân mới nhất
Anh trai tôi là quân nhân nhưng 2 tháng trước trong thời gian đang làm nhiệm vụ thì gặp rủi ro nghề nghiệp được xác định là tai nạn lao động và phải điều trị tại bệnh viện. Bây giờ anh trai tôi đã điều trị ổn định và muốn giám định tai nạn lao động nhưng tôi không biết hồ sơ giám định tai nạn lao động như thế nào? Đây là lần đầu anh tôi bị tai nạn lao động như vậy. Rất mong được Luật sư tư vấn những giấy tờ, hồ sơ tôi cần chuẩn bị để đưa anh tôi đi giám định tai nạn lao động lần đầu?
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất
- Chi phí giám định suy giảm khả năng lao động mới nhất
- Hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động vượt khả năng chuyên môn
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ điều 12 Thông tư 181/2016/TT-BQP Hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng quy định về hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu như sau:
“Điều 12. Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đơn đề nghị giám định TNLĐ/BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP)
2. Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ
3. Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ quan BHXH (Mẫu số 15A-HBQP).
4. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại khoản 1,2,3 điều này, có thêm:
a) Trường hợp đề nghị giám định thương tật lần đầu do TNLĐ: Hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 4,6 Điều 13 thông tư này và bản sao sổ BHXH.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 và khoản 6 Điều 13 Thông tư 181/2016 TT-BQP thì:
“Điều 13. Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động
4. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm Thông tư số 14/2016/TT-BYT.
6. Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
a) Biên bản giám định hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông
b) Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng”
Tuy nhiên, mẫu giấy chứng nhận thương tích theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT đã hết hiệu lực và hiện nay được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, để đưa anh bạn đi giám định tai nạn lao động lần đầu thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị giám định TNLĐ (Mẫu số 14-HBQP);
+ Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ;
+ Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ quan BHXH (Mẫu số 15A-HBQP);
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đối tượng nào chi trả chi phí giám định tai nạn lao động?
Giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do vết thương tái phát
Mọi thắc mắc liên quan đến chế độ tai nạn lao động, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời điểm đủ điều kiện và hồ sơ hưởng lương hưu của lao động nam
- Hiệu trưởng trường công lập không thuộc đối tượng đóng BHTN đúng không?
- Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ theo quy định mới
- Ý nghĩa của thời điểm đủ 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT
- Có được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh khi chưa được cấp thẻ BHYT?